-
16h35
Nền kinh tế mới - Nền kinh tế đám mây
"Microsoft đã thay đổi và thay đổi rất nhanh", đó là nhận định của ông Võ Trọng Đạo - Trưởng nhóm kiến trúc giải pháp của Tập đoàn Microsoft về bức tranh phát triển của Microsoft.
Đại diện Tập đoàn Microsoft tại Techday 2020 cho biết Microsoft dựa vào AI để kết nối, phân bổ và hiểu rõ data. Theo đó, Microsoft đã dùng chính sản phẩm của mình và đối thủ, khách hàng để đưa ra bức tranh sáng màu hơn. Trong đó, data chính là cốt lõi Microsoft đã dùng, phân tích bài toán, giải quyết các vấn đề mỗi ngày đồng thời mang đến những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
Về chiến lược, ông Võ Trọng Đạo cho biết hành trình phát triển data bằng AI là một "cuộc đua F1" giữa các hãng công nghệ. Về mặt kinh doanh công nghệ, Microsoft cũng thay đổi từng ngày để tham gia vào cuộc đua này. Cụ thể, Microsoft đã sử dụng "data counter" trong doanh nghiệp, giúp nhân viên thấu hiểu và lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn.
Về công nghệ, để phát triển các sản phẩm khác biệt với thị trường, Microsoft đưa ra giải pháp công nghệ, nền tảng giúp doanh nghiệp kết nối cấu trúc, dữ liệu data một cách tốt nhất.
-
16h30
Ông Bùi Đình Giáp - Giám đốc nền tảng RPA akaBot của FPT Software cũng chia sẻ, ở hai hướng tiếp theo là khai thác và phân tích dữ liệu, akaBot mong muốn mở rộng hợp tác. Khi bot chạy, có thể sẽ có nhiều biến số xuất hiện nằm ngoài kịch bản đã được xây dựng. Do đó doanh nghiệp cần cập nhật bot liên tục và cần trang bị khả năng tự động thích nghi với những thay đổi trong tương lai.
Ở FPT, nền tảng akaBot hiện là nền tảng RPA hàng đầu hiện nay. Nền tảng này vào Top 30 được đánh giá bởi Gartner. Trong 2021, FPT đặt mục tiêu đưa sản phẩm công nghệ Việt Nam sánh vai với các sản phẩm công nghệ trên thế giới, đưa akaBot vào danh mục ứng dụng trong các tập đoàn lớn toàn cầu.
Cuối cùng, ông Giáp chia sẻ một câu chuyện về một ngân hàng mỗi ngày xử lý 400 khoản vay. Trước đây, các chuyên viên phải xử lý hoàn toàn thủ công. Khi đưa giải pháp tự động hóa thông minh vào ứng dụng, các nhân viên kinh doanh chỉ cần chụp ảnh hồ sơ khách hàng, đưa vào website, akaBot tải về và chuyển đổi thành dữ liệu có cấu trúc. Sau đó, các chuyên viên chỉ cần vào hệ thống để duyệt khoản vay, thay vì nhập liệu thủ công. Sau khi duyệt, robot có thể truy cập CIC để kiểm tra lịch sử tín dụng, đi vào core banking để kiểm tra dữ liệu khách hàng 100%. Trên quy trình đó, robot cũng có thể gửi email để thông báo cho chuyên viên vào kiểm duyệt nếu có phát sinh. Đây là một trong những điển hình thành công của akaBot. Ngoài ra nền tảng này cũng có thể đọc fax để chuyển đổi sang dữ liệu có cấu trúc, đưa vào core banking.
"Chúng ta có AI, có RPA, nhưng vẫn cần có con người. Theo lời của cựu CIO của IBM, người và máy kết hợp sẽ cho ra hiệu suất tốt nhất chứ không chỉ người hay máy. Lịch sử cách mạng công nghiệp cho thấy, khi công nghệ mới ra đời có thể lấy đi công việc của con người nhưng về dài hạn, sẽ tiếp tục tạo ra những công việc mới", ông Bùi Đình Giáp khẳng định.
-
16h21
Tự động hóa thông minh trong ngành Tài chính – Ngân hàng
Trong phần này, ông Bùi Đình Giáp - Giám đốc nền tảng RPA akaBot - FPT Software trình bày về hợp lực giữa API giúp ngân hàng khai phá và tăng năng suất. Để dẫn chứng, ông Giáp đưa ra minh chứng về công nghệ robotic nằm trong Top 10 Technology Trend do Garner bình chọn.
Theo ông Giáp, ngày nay API được biến đổi, tiến hóa theo 3 bước gồm API đơn thuần, API kết hợp AI và API tự động hóa. Về mặt công nghệ, API sẽ gồm nhiều công nghệ bao quanh gồm AI, Machine Learning, Analytics... Tuy nhiên, API đơn thuần chỉ giải quyết được một phần dữ liệu phi cấu trúc.
-
16h16
Một bài toán khác với doanh nghiệp là tối ưu hóa vận hành, theo ông Lê Việt Thanh. Đơn cử doanh nghiệp viễn thông gặp khó khăn khi thiên tai xuất hiện như cột điện đổ, mất điện, các thiết bị hư hỏng, toàn bộ modem tắt nguồn. Doanh nghiệp phải xử lý trên diện rộng với rất nhiều khách hàng và địa điểm. Trong bài toán này, AI sẽ thu thập dữ liệu để dự báo chính xác đến 98% để định vị được nơi nào có thể gặp lỗi để có thể lên kế hoạch xử lý nhanh nhất có thể. Kết quả, thời gian trung bình giúp khách hàng khôi phục dịch vụ được giảm còn 16h so với 2017.
Năm 2017 Việt Nam hứng chịu một cơn bão lớn, số khách hàng bị ảnh hưởng là 9.000 khách hàng. Năm 2020, con số này tăng lên 52%. Trong khi đó tổng thời gian khắc phục sự cố đã giảm được rất nhiều nhờ ứng dụng AI.
"Để ứng dụng AI thành công, doanh nghiệp cần phải có data, có kiến trúc đầy đủ, 'làm nhỏ nhưng nghĩ lớn' để có cái nhìn bao quát toàn hệ thống", ông Lê Việt Thanh nhấn mạnh.
-
16h13
Thế giới của AI có một đặc điểm là rất nhiều dữ liệu xuất hiện ở khắp nơi. Nhu cầu của người dùng là tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng, chính xác, chỉ trong một click thay vì vào từng ứng dụng và tìm kiếm thủ công. Kế đến, các ứng dụng tìm kiếm hiện tại của doanh nghiệp không cho phép tìm kiếm nội dung. Văn bản của các doanh nghiệp có rất nhiều nhưng công cụ hiện chỉ cho phép tìm kiếm thông tin cơ bản. Những thông tin quan trọng hơn như thẩm định giá trị hồ sơ cần được xác định rõ ràng hơn và cho phép doanh nghiệp tìm kiếm dễ dàng.
Công cụ tìm kiếm của AI có thể giải quyết được câu chuyện này, giúp doanh nghiệp tìm kiếm theo các tiêu chí nâng cao và phức tạp. Theo đó, AI có thể trả về và phân loại kết quả một cách chính xác, nhanh chóng. Công cụ này có thể ứng dụng tốt trong lĩnh vực ngân hàng vốn đòi hỏi lưu trữ và trích xuất dữ liệu theo nhiều tiêu chí phức tạp.
-
16h07
Ông Lê Việt Thanh còn lưu ý, quá trình trên thực tế đã có nhiều doanh nghiệp thành công. Nhưng không phải là người đi đầu. Điều quan trọng ở những doanh nghiệp đi sau phải đảm bảo được sự thành công. Kiến trúc sư trưởng Data Platform đưa ra 6 bước gồm xác định dữ liệu, thu thập, sử dụng dữ liệu để biến thành thông tin, sử dụng dữ liệu để xây dựng mô hình.
Đồng thời, ông Thanh chia sẻ dữ liệu có thể nằm ở nhiều nơi. Theo đó, nhu cầu của người dùng muốn tìm kiếm dữ liệu một cách nhanh chóng, đơn giản, tự động. Trong khi đó, việc tìm kiếm dữ liệu của doanh nghiệp thường bị hạn chế do các công cụ hiện tại vẫn còn hạn chế. Trong Big Data, công cụ Tìm kiếm sẽ giúp khách hàng giải quyết được vấn đề này, người dùng có thể mở ra được dữ liệu gốc trong phần tra xét.
-
15h59
Tận dụng sức mạnh dữ liệu trong doanh nghiệp
Ông Lê Việt Thanh - Kiến trúc sư trưởng Data Platform của FPT Information System bắt đầu phiên trình bày về Datalake - tận dụng sức mạnh của dữ liệu trong hoạt động doanh nghiệp. Ông Thanh chia sẻ, tất cả quy trình khai thác dữ liệu đều bắt đầu từ việc thu thập dữ liệu sao cho phù hợp với bài toán phân tích, sau đó dữ liệu được đưa vào hệ thống phân tích để biến đổi từ dạng thô sang dữ liệu có nghĩa. Big Data Analytics còn giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng thông qua các mô hình học máy để dự báo xu hướng của khách hàng. Qua đó, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất của nhân viên.
Big Data Analytics không chỉ phục vụ cho các nhà lãnh đạo cấp cao mà hỗ trợ cho toàn bộ thành viên trong doanh nghiệp, tất cả những ai trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm dịch vụ. Mô hình này được rất nhiều doanh nghiệp, trung tâm IT triển khai nhưng không phải ai cũng thành công. Nhiều doanh nghiệp gặp phải những trở ngại, trong đó lớn nhất là khi doanh nghiệp thu thập rất nhiều dữ liệu nhưng không tạo ra được giá trị, không tạo ra tri thức về khách hàng. Kế đến, tri thức đó không phù hợp để áp dụng vào công việc. Kế đến, những phân tích chuyên sâu không được đa chiều, không đáp ứng đủ và chính xác yêu cầu thực tế. Thứ tư, có sự khác biệt giữa các phòng ban trong việc am tường dữ liệu. Tất cả những trở ngại này khiến doanh nghiệp tốn nhiều công sức và chi phí nhưng không mang lại giá trị.
Ông Thanh tập trung vào việc cần hiểu rõ bản chất vấn đề. Việc tạo ra giá trị từ dữ liệu chính là trung tâm của việc chuyển đổi số. Trước hết, cần thu thập các dữ liệu giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, thấu hiểu bản thân doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào. Do đó dữ liệu chính xác cần thu thập phải ở hai vế: "hiểu khách hàng" và "hiểu doanh nghiệp". Ví dụ khách hàng là ai, kênh tiếp xúc với khách hàng là gì, sản phẩm nào là sản phẩm khách hàng yêu thích nhất, khách hàng phản hồi những gì. Ở mức độ cao hơn, cần thu thập dữ liệu về sự hài lòng, mức độ trung thành của khách hàng... Những thông tin này cần được tổng hợp và tính toán dựa trên AI, machine learning.
Ở vế thứ hai về dữ liệu là dữ liệu nội bộ giúp "hiểu doanh nghiệp". Mức thấp nhất là những dữ liệu giúp doanh nghiệp hiểu được hoạt động sản xuất kinh doanh đang diễn ra như thế nào, thể hiện qua báo cáo tác nghiệp, trả lời các câu hỏi các bộ phận đang hoạt động như thế nào. Mức độ cao hơn, cần trả lời câu hỏi trong quá khứ khi có sự cố, vì sao nó xảy ra, doanh nghiệp có thể biến nó thành cơ hội hay không... Độ trưởng thành của dữ liệu còn nằm ở việc giúp doanh nghiệp trả lời những câu hỏi của tương lai, ví dụ câu hỏi mức độ tăng trưởng doanh số của doanh nghiệp sẽ như thế nào trong tháng sau, năm sau...
-
15h57
Ông Tim Evans cũng chia sẻ, cứ mỗi 3-4 tháng, năng suất vận hành và nền tảng cần có cho AI được nâng cấp trong các doanh nghiệp. Một khảo sát của KPMG cho thấy doanh nghiệp khẳng định thế giới đang sống trong thời đại AI. Trong thời đại này, HSBC đã đưa AI vào vận hành để cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
-
15h50
Ông Tim Evans đưa ra giải pháp để thống nhất giữa con người và con người. Cụ thể trong ngành ngân hàng, công nghệ được đưa vào để phân tích cá nhân hóa hành vi của khách hàng, phân tích mong muốn cũng như khả năng chi tiêu của khách hàng. AI còn dùng hỗ trợ các dịch vụ của khách hàng như mua nhà.
Trong giai đoạn giao dịch trực tuyến lên ngôi, sự riêng tư của khách hàng cần được bảo vệ nên an ninh mạng trở thành yếu tố quan trọng và ưu tiên trong ngành ngân hàng giúp giảm bớt rủi ro về giải mạo danh tính.
Tuy nhiên theo Tim Evans, trái tim và cốt lõi của ngân hàng vẫn là chữ tín và HSBC đã dùng công nghệ để tăng cường trải nghiệm của khách hàng. Với HSBC, thông tin của khách hàng là những thông tin bảo mật. Vấn đề được đặt ra cho nhà băng này là bảo vệ thông tin dữ liệu của khách hàng như thế nào. Tim Evans cho rằng, những ngân hàng đột phá trong tương lai là ngân hàng tận dụng công nghệ song vẫn tối ưu quản lý rủi ro về dữ liệu cho khách hàng.
Bên cạnh đó, HSBC cũng ứng dụng công nghệ phân tích ngôn ngữ giúp tối ưu hóa chi phí, mang đến sự hài lòng khách hàng. HSBC hiện là ngân hàng lớn tại Việt Nam với 30% thị phần, cùng hàng triệu giao dịch thương mại, trong đó 70.000 giao dịch phải được theo dõi và kiểm duyệt.
Theo Tim Evans, trước đây HSBC mất 3-4 ngày để xử lý 70.000 giao dịch trên, song hiện nay khi sử dụng AI và Machine learning, thời gian này chỉ còn 5-7 phút. HSBC cũng là ngân hàng đã tổ chức thành công giao dịch Blockchain giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Nhà băng này đã giảm chi phí, sai sót nhờ những hình thức giao dịch mới này.
-
15h40
Vai trò của AI trong việc duy trì sức khỏe kinh tế toàn cầu
Bắt đầu phần trình bày, ông Tim Evans - Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam nhận định kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt. Ông cũng chia sẻ cá nhân ông không phải là "dân công nghệ" mà đã dành cả đời cho ngành tài chính ngân hàng. Ông bày tỏ sự biết ơn khi Chính phủ Việt Nam đã thấy trước những nguy cơ mà Covid-19 gây ra cho nền kinh tế và toàn xã hội. Bên cạnh đó, Covid-19 đã tăng tốc sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực, từ việc thay đổi công nghệ, hành vi, cách làm việc, vận hành, cách thế giới suy nghĩ về sự bền vững của hành tinh. Covid-19 gần như là chất xúc tác thúc đẩy sự thay đổi, đặc biệt trong ngành ngân hàng.
Ngân hàng là một lĩnh vực không có nhiều sự sáng tạo hay phát kiến mới, đây là một ngành ổn định, là một chỗ dựa, một nơi được coi là an toàn với tài sản của mọi người. Tuy nhiên trong đại dịch, các ngân hàng đã buộc phải chuyển mình nhanh chóng. Đơn cử HSBC thời gian qua đã trang bị những công cụ ngân hàng số để tăng cường dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đồng thời giúp nhân viên có môi trường làm việc tốt hơn.
Hiện 87% giao dịch bán lẻ của HSBC trên toàn cầu được thực hiện qua di động hoặc nền tảng online nói chung. Ngân hàng không còn nhu cầu mở những phòng giao dịch quy mô lớn. Tại Việt Nam hiện ngân hàng có hàng chục phòng giao dịch và trong tương lai con số này sẽ giảm dần. Trong tháng 3, nhà băng này cũng quyết định nhân viên sẽ làm việc tại nhà, ngay trước khi thực hiện giãn cách xã hội trên cả nước. Hiện nay, mô hình làm việc từ xa vẫn được vận hành hiệu quả và không gây ra gián đoạn nào trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Hai năm trước, điều này không thể nhưng với tình hình hiện nay, ngân hàng này đã làm được.
Trong bối cảnh Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng các quốc gia khác vẫn còn phong tỏa, ngân hàng này vẫn thực hiện được các giao dịch trực tuyến hiệu quả. Ông Tim Evans cho rằng cần tận dụng nền tảng tương tác số để đảm bảo duy trì tương tác giữa người với người hiệu quả. Với trí tuệ nhân tạo, những giao dịch phức tạp đều có thể thực hiện trực tuyến. Ngân hàng này cũng sở hữu lượng dữ liệu cực lớn trên toàn cầu và tận dụng AI để khai phá nguồn dữ liệu đó.
-
15h30
Ông Nguyễn Xuân Phong đưa ra dẫn chứng để mô phỏng sản phẩm trí tuệ nhân tạo akaFace - nhận diện khuôn mặt. Ở bước 1, ông Phong chỉ ra 3 thành tố chính trong sản phẩm akaFace gồm tăng cường khả sát, quản lý nhân viên, tăng sự hài lòng liên quan bảo mật. Ở bước 2, nhóm điều hành sản phẩm nhìn lại đã có gì trong tay. Theo đó, FPT đã có bộ dữ liệu cho việc huấn luyện, cập nhật mô hình dữ liệu. Ở bước 3, FPT phân bổ chức năng cho các đơn vị phòng ban trong đó tất cả nhân viên FPT đều phải tham gia quy trình. Ở bước 4, FPT đã thiết kế tiến trình bảo mật cho mỗi nhân viên. Tiếp đến tại bước 5, hệ thống đưa ra những cải tiến mới để cảnh báo nhân viên, giúp quy trình quản lý nhân viên ra vào thuận tiện hơn. Ông Phong còn cho biết nhóm phụ trách sản phẩm akaFace đã giúp FPT cắt giảm thời gian đăng ký cho nhân viên đồng thời thực hiện khảo sát để đo lường mức độ hài lòng của nhân viên.
"Đây được xem là quy trình mới để doanh nghiệp đồng hành cùng nhân viên, là sản phẩm điển hình về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong vận hành nội bộ", ông Nguyễn Xuân Phong nói.
-
15h17
Ông Nguyễn Xuân Phong cung cấp một "checklist" để doanh nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo bao gồm 6 bước do MIT công bố. Trước hết ở bước xác định mục tiêu, chi phí và lợi ích, càng cụ thể bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Kế đến, cần chuẩn bị dữ liệu cho trí tuệ nhân tạo vì đây như "nguồn sống" của AI. Nếu chưa có, cần tìm cách thu thập dữ liệu. Ở bước thứ ba, cần phân bổ chức năng nhiệm vụ cho từng đơn vị, phòng ban. Không chỉ có bộ phận phát triển mới triển khai trí tuệ nhân tạo cho một công ty, mà khi AI được đưa vào, sẽ có rất nhiều phòng ban phải thay đổi. Ai cũng cần kỹ năng để thực hiện chuyển đổi phù hợp.
Ở bước 4, khi trí tuệ nhân tạo đã được đưa vào, người làm việc với hệ thống này phải thay đổi, thiết kế những quy trình mới để người và máy cùng hợp lực chứ không phải chỉ một mình máy hoạt động. Ông Nguyễn Xuân Phong cho rằng nhiều doanh nghiệp gặp trở ngại ở bước này khi không thể quản trị được sự thay đổi. Kế đến ở bước 5 là khả năng học của máy tính khi thêm được nhiều dữ liệu sẽ học tốt hơn, hiệu quả được cải thiện khi dữ liệu ngày càng nhiều. Cần tạo ra những kế hoạch để đánh giá, thu thập dữ liệu, huấn luyện mô hình AI và thích nghi với môi trường mới.
Cuối cùng là phải đo lường được những giá trị về mặt kinh doanh do AI tạo ra. Đôi khi sẽ nhầm với những quy trình kinh doanh khác nhưng đây là điều cần nỗ lực thực hiện để tính toán hiệu quả của AI. Có khi AI không mang về lợi ích cụ thể về tiền bạc mà là về hiệu suất lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng.
-
15h10
Khung chiến lược triển khai AI cho nhà lãnh đạo công nghệ
Trình bày về khung chiến lược triển khai AI cho các CTO, CIO, ông Nguyễn Xuân Phong - Chuyên gia AI của Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Mila chỉ ra bức tranh chung về AI trên thế giới. Theo ông Nguyễn Xuân Phong, các nước trên thế giới vẫn đang đổ hàng tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo.
Còn tại châu Á chia thành 3 nhóm phát triển và sử dụng AI. Cụ thể tại Trung Quốc, quốc gia này đã có những bước phát triển trong việc tạo ra các ứng dụng. Nhóm thứ hai gồm Hàn Quốc và Nhật Bản, nhóm này tập trung ứng dụng AI vào thế mạnh sản xuất. Trong khi đó, tại Đông Nam Á, nguồn vốn FDI chủ yếu đem công nghệ từ các nước phát triển vào ứng dụng tại doanh nghiệp.
Còn ở Việt Nam, việc nhìn nhận trí tuệ nhân tạo AI vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ mới trưởng thành trong lĩnh vực gia công phần mềm. AI là một bộ môn khoa học, buộc các nhà lãnh đạo phải đầu tư vào nó trong khi nhiều người Việt vẫn còn suy nghĩ AI sẽ thống trị và vượt qua con người. Tương lai của AI lại là kết hợp giữa trí tuệ con người và trí tuệ máy tính.
Tuy nhiên, muốn ứng dụng AI vào sản xuất, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn.
-
15h00
Ông Lê Văn Thành cho rằng dù triển khai hệ thống nào, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo sự liền mạch, thông suốt giữa các hệ thống để giúp toàn bộ hành trình vận hành và cung cấp sản phẩm dịch vụ được thuận tiện và hiệu quả. Khi triển khai một hệ thống mới, doanh nghiệp cần dự phòng khả năng trong tương lai khi ứng dụng những hệ thống mới, thì hệ thống hiện hữu vẫn có khả năng tích hợp và vận hành mượt mà.
Đại diện Salesforce cũng lưu ý hệ thống cũng cần có giao diện đơn giản, dễ sử dụng để không chỉ chuyên viên IT mới có thể sử dụng mà cả những thành viên không hiểu rõ về công nghệ như marketing, sales... cũng có thể tận dụng để phục vụ cho công việc của mình.
"Chúng ta không cần phát minh lại bánh xe để chạy nhanh hơn. Doanh nghiệp có thể tận dụng những nền tảng sẵn có để tối ưu hiệu quả trong kinh doanh dựa theo nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp", ông Lê Văn Thành nói.
-
14h56
MultiCloud không còn là xu hướng mà là một yếu tố phải có trong doanh nghiệp. Ông Lê Văn Thành cho biết doanh nghiệp đang sử dụng nhiều hệ thống với các ứng dụng cloud khác nhau. Đây chính là MultiCloud. Do đó câu hỏi không phải là có nên dùng MultiCloud không mà là nên đẩy mạnh như thế nào.
Theo đó để tiết giảm chi phí và công sức cho vận hành hệ thống, doanh nghiệp có thể đẩy dữ liệu lên cloud để lưu trữ và xem xét việc loại bỏ những nhân tố đã cũ, bổ sung những nhân tố mới. Ông Will Nguyễn cũng chia sẻ một số giải pháp mà Salesforce cung cấp nhằm giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, mô hình phù hợp với từng chiến lược và lĩnh vực của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định yêu cầu về kinh doanh trước khi quyết định ứng dụng Cloud như thế nào.
-
14h52
Giám đốc kinh doanh Salesforce Việt Nam cũng cho rằng Covid-19 là một cú hích thúc đẩy chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam, tại các trường đại học, giáo viên vẫn sử dụng các bài giảng offline trên nền tảng công cụ online trong thời gian giãn cách xã hội. Trong khi đó, việc giảng dạy online tại các trường đại học trên thế giới sẽ sử dụng bài giảng được thiết kế hoàn toàn trên nền tảng công nghệ.
Trong hơn 20 năm, Salesforce đã giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng, giúp giữ chân khách hàng.
-
14h48
Mô hình MultiCloud cho doanh nghiệp
Ông Lê Văn Thành - Giám đốc Kinh doanh Salesforce Việt Nam, cựu CTO Dell Technologies mở đầu phần trình bày bằng việc đặt vấn đề vì sao nhiều doanh nghiệp có thể bứt phá thành công ngay trong Covid-19 như Zoom hay những doanh nghiệp lĩnh vực điện toán đám mây như Microsoft với Azure, Amazon với AWS, Salesforce...
Khi Covid-19 xảy ra, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa như adidas đóng toàn bộ cửa hàng tại Mỹ và nhiều thị trường khác, Starbucks cũng chuyển đổi linh hoạt thành mô hình pick-up để giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng với nhân viên. Các doanh nghiệp này cần một nền tảng có thể tùy biến sáng tạo và thích nghi với mọi hoàn cảnh. Nhờ nền tảng đó, ngay trong Covid-19, các doanh nghiệp điện toán đám mây như Salesforce tăng rất tốt. Chỉ sau một vài hôm công bố kết quả kinh doanh quý III, giá trị của Salesforce tăng hàng tỷ USD.
-
14h44
Một KPI tiếp theo để xác định hiệu quả chuyển đổi số là nếu ban lãnh đạo muốn thúc đẩy công nghệ cho những bước tiếp theo và hệ thống có thể đáp ứng được, thì đây cũng được coi là một thước đo để đo lường thành công của chuyển đổi số. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng mở rộng hệ thống dựa trên công nghệ.
Tại KPMG, đơn vị này xác định những dự án chuyển đổi số có tính linh hoạt và tinh gọn để ứng dụng. Doanh nghiệp này đang triển khai một mô hình sáng tạo như một dịch vụ để giúp khách hàng trải qua hành trình sáng tạo một cách hiệu quả.
Nhìn chung, ông Will Nguyễn cho rằng sáng tạo là hành trình thú vị và không hề đơn giản, yêu cầu sự cam kết, quyết liệt và mồ hôi nước mắt của doanh nghiệp.
-
14h37
Sau phần khảo sát của CEO và CIO, ông Will Nguyen chia sẻ tiếp về hành trình sáng tạo của doanh nghiệp. Cụ thể, leo lên được lên vực thẳm công nghệ, doanh nghiệp sẽ thử - sai và rút kinh nghiệm. Tuy nhiên theo ông Will Nguyen, doanh nghiệp nên tận dụng mạng lưới về sáng tạo, kết hợp cùng các đối tác công nghệ để "nhảy qua" vực thẳm đầu tiên trong hành trình chuyển đổi công nghệ số. Khi đã có ý tưởng và định hướng, doanh nghiệp sẽ xác định cái gì, ở đâu, vào lúc nào, tốn bao nhiêu tiền để xây nền tảng công nghệ. Sau đó, doanh nghiệp có thể tham khảo hệ sinh thái hiện hữu trên thị trường để giảm thiểu rủi ro.
Đối với KPMG, ông Will Nguyen cho biết công ty dùng mô thức tư duy thiết kế để vừa tư vấn vừa sáng tạo nhằm hỗ trợ khách hàng. Đồng thời theo ông Will, khi các doanh nghiệp tập trung vào sáng tạo công nghệ, các nhà lãnh đạo sẽ thường sẽ quan tâm để tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên, chỉ số này rất khó để xác định được trước và sau dự án, đặc biệt là với một dự án chuyển đổi.
-
14h30
Ở cấp độ toàn cầu, đã có rất nhiều khoản đầu tư vào an ninh mạng và các công nghệ hướng tới tạo trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Tại Việt Nam, ông Will Nguyễn cho rằng các công ty đang tập trung vào tự động hóa, điện toán đám mây, số hóa quy trình, tăng thu thập dữ liệu để thấu hiểu khách hàng nhiều hơn.
Từ góc độ nguồn nhân lực, thế giới và Việt Nam gần như không có khoảng cách trong nhu cầu. Các công ty tìm kiếm nhân tài trong lĩnh vực chuyển đổi số, công nghệ... Thành công chủ yếu được xác định bằng những nhân tố có kỹ năng quản trị sự thay đổi. Tuy nhiên kỹ năng này không được đào tạo trong trường, do đó doanh nghiệp phải tự đào tạo. Kế đến, doanh nghiệp cần những nhân tố có thể thấu hiểu sâu sắc các công nghệ cả cũ và mới để có thể ứng dụng và triển khai hiệu quả.
Với các chuyên gia IT, đây là một thị trường đầy cơ hội. Họ có thế mạnh để đàm phán về lương thưởng do mọi doanh nghiệp đều đang tìm cách xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa trên công nghệ. Với lĩnh vực này, cán cân đang nghiêng về người lao động. Việc tìm thuê một chuyên gia IT cực kỳ khó khăn tại Việt Nam, so với trong khu vực. Thị trường cần thêm những kiến trúc sư, những kỹ sư cho những giải pháp công nghệ mới. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đầu tư cho những CTO thực thụ, một người có thể thấu hiểu cả công nghệ lẫn kinh doanh. Họ phải có mặt trong các cuộc họp của HĐQT, có tầm nhìn tổng quát và cần giải thích được rõ ràng rằng công nghệ có thể giúp thúc đẩy kinh doanh như thế nào.
Có một sự sụt giảm mỗi năm trong sự hiện diện của CTO ở HĐQT. Hiện vai trò của CIO không được coi trọng. Điều này khiến doanh nghiệp phải nhìn nhận lại và làm mọi cách để trở lại nâng cao năng lực về công nghệ và quản trị sự thay đổi về công nghệ. Vị trí CIO cũng không được định hình rõ ràng, họ vừa đảm nhận kinh doanh vừa chịu trách nhiệm vận hành bộ máy hiện hữu và ứng dụng công nghệ mới. Ông Will Nguyễn cho rằng trong tương lai vai trò này sẽ ngày càng quan trọng.
Ông Will Nguyễn cũng chia sẻ một mạng lưới các công nghệ mới đang được doanh nghiệp ứng dụng, bao gồm cloud, AI, Big Data... Để ứng dụng công nghệ hiệu quả, ông Will Nguyễn cho rằng doanh nghiệp cần một "kiến trúc sư" có thể thấu hiểu và ứng dụng các giải pháp hiện hữu sao cho phù hợp nhất với từng doanh nghiệp.
-
14h26
Quản trị sự hiệu quả của công nghệ trong doanh nghiệp
Tiếp nối nội dung về trạng thái bình thường mới của công nghệ tại Việt Nam, ông Will Nguyen - Phó tổng giám đốc phụ trách bộ phận Tư vấn công nghệ - KPMG Việt Nam trình bày về xu hướng doanh nghiệp mà công ty này đã khảo sát trong năm 2020. Cụ thể, KPMG đã khảo sát các CEO trên toàn cầu về xu hướng và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong số đó, 71% CEO cho rằng đầu tư kỹ thuật số là ưu tiên chiến lược trong năm nay.
Đại diện KPMG còn cho biết đã khảo sát hơn 4.000 CIO trên toàn cầu trước Covid-19, trong đó hơn 50% doanh nghiệp được khảo sát xác nhận sẽ tăng ngân sách đầu tư vào kỹ thuật số. Ngay khi dịch bệnh xảy ra, vẫn có một số lượng lớn CIO cho biết sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này.
Còn tại Việt Nam, thay vì định hướng rõ rệt đầu tư công nghệ như trước đó, các doanh nghiệp Việt cũng có những chiến lược linh hoạt cho đầu tư công nghệ thông tin. Tuy nhiên ngân sách đầu tư của doanh nghiệp Việt nằm ở mức thấp hơn so với các công ty trong khu vực.
Ngày nay, việc chuyển đổi số đa phần tập trung và quản lý nhân sự, quản lý khách hàng và an ninh mạng. Theo ông Will Nguyen, ngân sách cho an ninh mạng lại là khoản đầu tiên bị cắt giảm trong các công ty.
-
14h20
Theo ông Nguyễn Xuân Việt, FPT đang tập trung vào việc trang bị cho máy móc các giác quan của con người như nghe, nhìn, đọc. Thời gian tới, sản phẩm AI của FPT sẽ có thêm năng lực thấu hiểu, kết hợp ontology để dạy cho máy những kiến thức của chuyên gia. Để từ đó, trí tuệ nhân tạo khi được ứng dụng thì sẽ đóng vai trò gần như một chuyên gia thực thụ.
Kế đến, trên phương diện digital ID và blockchain, doanh nghiệp đang đối mặt với bài toán tìm kiếm khách hàng. Hiện hầu hết doanh nghiệp dựa vào các kênh như CRM, online... Tuy nhiên thực tế khách hàng có thể đến từ mọi nơi, từ hệ sinh thái, từ mạng xã hội, từ sàn thương mại điện tử hoặc cửa hàng truyền thống, thậm chí qua điện thoại, chat... Khi đó doanh nghiệp cần có một nền tảng digital ID để định danh khách hàng chính xác. Sau đó, blockchain - một nền tảng dữ liệu an toàn, minh bạch, đồng thuận và phi tập trung, sẽ đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng những chương trình khách hàng thân thiết.
Với blockchain, FPT xây dựng nền tảng akaChain dành cho khách hàng thân thiết. Ông Nguyễn Xuân Việt tin tưởng, với bề dày kinh nghiệm lâu năm, tập đoàn này có tập dữ liệu khách hàng lớn và sẵn sàng chia sẻ để các khách hàng cùng cộng tác và kinh doanh trên nền tảng này. Dự kiến trong năm 2021, akaChain sẽ đóng góp vào mạng lưới định danh số quốc gia.
Cuối cùng, với cloud vốn đã quen thuộc với doanh nghiệp, ông Nguyễn Xuân Việt nhấn mạnh một số đặc tính quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý, đặc biệt trong thời kỳ bình thường mới. Theo đó doanh nghiệp có thể triển khai điện toán đám mây nhanh chóng do phần vận hành đã được chuyển gia cho các đơn vị cung cấp dịch vụ. Từ đó mang lại nhiều trải nghiệm cho doanh nghiệp trong việc lưu trữ, khai thác và xử lý Big Data.
"Chúng tôi tin tưởng với đầu tư mạnh mẽ này, FPT sẽ từng bước thiết kế, kiến trúc những sản phẩm đang có và phát triển những sản phẩm mới, tạo hệ sinh thái lớn mạnh", ông Nguyễn Xuân Việt nói.
Hệ sinh thái này sẽ gồm 5 đặc tính: tính linh hoạt, nhanh chóng thích nghi bằng cloud; có thể hỗ trợ tính toán, ra quyết định tự động và thông minh dựa trên AI và hyper automation; bảo mật tốt với akaChain; năng lực thấu hiểu bằng công nghệ xử lý Big Data; và cuối cùng là đặc tính mở để cộng đồng cùng khai thác. Hệ sinh thái này sẽ tổng hợp sức mạnh công nghệ của FPT để đồng hành cùng đối tác, mang lại sản phẩm vượt trội phục vụ doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ thay đổi không ngừng.
-
14h15
Tiếp tục chương trình, ông Nguyễn Xuân Việt - Giám đốc Công nghệ FPT IS trình bày quá trình thực hiện định hướng chiến lược của FPT trong 5 năm tới. Theo ông Việt, FPT hướng đến phát triển 6 nền tảng công nghệ cốt lõi gồm công nghệ tự động hóa thông minh, hoàn thiện và nâng cao nền tảng FPT AI, công nghệ Autology giúp AI thấu hiểu lĩnh vực, công nghệ định danh số, công nghệ BlockChain, công nghệ điện toán đám mây.
Theo ông Việt, đây là những công nghệ được nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới sử dụng. Đặc biệt trong thời kỳ bình thương mới, 6 công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Đối với FPT, 6 nền tảng công nghệ trên cũng đã đem lại những thành công nhất định cho các công ty thành viên và tạo ra cơ hội canh tranh nhanh chóng trong giai đoạn bình thường mới cho các doanh nghiệp khác.
Trong 6 công nghệ cốt lõi FPT đang hướng đến, công nghệ tự động hóa thông minh là sự kết hợp tự động hóa quy trình và AI, mô phỏng những thao tác chân tay và trí tuệ của con người để phát triển sản phẩm akaBot, xử lý thông minh các tác vụ lặp đi lặp lại với tần suất lớn.
-
14h10
Trạng thái bình thường mới của công nghệ tại Việt Nam
FPT Techday 2020 khai mạc phiên buổi chiều, tiếp nối chủ đề "Hợp lực để sáng tạo". Mở đầu phiên chiều, ông Vũ Anh Tú - Giám đốc Công nghệ FPT chia sẻ về trạng thái bình thường mới của công nghệ tại Việt Nam.
Ông Vũ Anh Tú cho biết, FPT liên tục đầu tư nâng cao công nghệ để giải quyết những bài toán thực tiễn, xây dựng những trụ cột chuyển đổi số - kim chỉ nam cho hoạt động sáng tạo của FPT. Tập đoàn này hiểu rằng, công nghệ chỉ thành công khi đi vào thực tế, giải quyết những vấn đề cụ thể của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Các hoạt động tại FPT chia thành 5 hoạt động chính: sản phẩm made by FPT, hoạt động nghiên cứu phát triển, các trung tâm xuất sắc tập hợp những chuyên gia tốt nhất của FPT, mạng lưới đối tác hùng mạnh và thực hiện M&A để tăng cường năng lực. Câu hỏi đặt ra, yếu tố nào giúp tập đoàn phát triển năng lực công nghệ?
Ông Vũ Anh Tú cho rằng, nội bộ chưa đủ để phát triển năng lực công nghệ. Tập đoàn này cần những đối tác hàng đầu thế giới để song hành phát triển. FPT đã tìm kiếm và nhận thấy Viện Trí tuệ nhân tạo MILA (Montreal, Canada) với 500 chuyên gia về deep learning là nơi tập đoàn này có thể hợp tác để tạo giá trị mới.
Hai đơn vị đã hợp tác để triển khai các hội thảo, Viện tư vấn cho FPT thành lập các trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tập đoàn này sáp nhập các công ty trên thế giới để đưa vào hệ sinh thái của FPT. Trong đó có một công ty tại Mỹ và một tại châu Âu, đang giúp tập đoàn thực hiện các hợp đồng trăm triệu USD.
Với những hoạt động này, FPT cam kết mang lại giá trị chuyển đổi số toàn diện cho khách hàng, với những trải nghiệm sản phẩm dịch vụ một cách thông minh. Tập đoàn có thể giúp khách hàng đột phá hiệu suất, mang lại năng suất cao nhất, giúp khách hàng đổi mới mô hình kinh doanh. Những giá trị này không thể được chuyển tải một mình mà phải cùng phát triển với đối tác trong hệ sinh thái.
-
12h02
Đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Văn Khoa, một đại diện đến từ doanh nghiệp hàng tiêu dùng quan tâm đến vấn đề chuẩn bị về nguồn lực, thay đổi cách thức vận hành để khai thác, vận hành công nghệ.
Giải đáp vấn đề trên, ông Khoa cho rằng khó khăn nhất là thay đổi tư duy, thói quen cũng như tính sáng tạo của lãnh đạo doanh nghiệp. Chẳng hạn trong chuyển đổi số, việc tìm ra được vấn đề quan trọng trong chuyển đổi số là yếu tố mấu chốt. Chuyển đổi số thành công không có công thức chính xác, quan trọng nhất là ban lãnh đạo có tìm ra được phương pháp luận để thực hiện không. Tuy nhiên theo ông Khoa, kể cả có phương pháp luận, vẫn rất khó để vận hành thành công.
Tại FPT, các nhà lãnh đạo tập đoàn đã áp dụng 3 chữ H gồm Heart (trái tim), Head (đầu), Hand (hành động) để bắt đầu chuyển đổi số. Ở mỗi doanh nghiệp, thành công chuyển đổi số sẽ khác nhau về thời gian và mức độ. Đây là thử thách mang tính quyết định. Tại những tập đoàn lớn, người lãnh đạo quá trình chuyển đổi số thường sẽ là người thành công. Đó cũng là những người có tinh thần sáng tạo, tinh thần xông pha và hy sinh.
"Chuyển đổi số là một sự hy sinh. Nếu chấp nhận hy sinh, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi số thành công", ông Khoa khẳng định.
Đồng thời, ông Khoa cũng cho rằng con đường chuyển đổi số còn rất nhiều chông gai, doanh nghiệp sẽ phải đổi mặt với nhiều thách thức khi bước đi trên con đường mới và Covid-19 sẽ là dấu mốc cho các doanh nghiệp trên hành trình này.
-
11h57
Một khán giả sinh năm 1994 làm việc trong mảng tài chính thắc mắc, tầm nhìn của các doanh nghiệp đến năm 2030 là gì để có thể phát triển fintech tại Việt Nam. Ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch HĐQT ACB chia sẻ trong ba năm qua, ngân hàng kết hợp chặt chẽ với các công ty fintech. Vấn đề ở chỗ có nhiều công ty fintech khởi nghiệp tại Singapore do hành lang pháp lý của họ cởi mở hơn với fintech. Trong khi đó tại Việt Nam, khung pháp lý thử nghiệm (sandbox) chỉ mới hình thành và vẫn đang được thảo luận chỉnh sửa. Các ngân hàng và các công ty fintech đều trông đợi pháp lý sớm hoàn thiện.
"Trước đây ngân hàng với fintech đứng ở vai trò đối đầu nhưng thực chất câu chuyện hiện nay là hợp tác nhiều hơn", ông Trần Hùng Huy chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Khoa cũng đồng tình sandbox sẽ là chìa khóa để mở cửa ngành fintech phát triển tại Việt Nam trong thời gian tới.
Một khán giả khác muốn biết Hưng Thịnh làm thế nào để ứng dụng công nghệ để cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng. Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch HĐQT Hưng Thịnh chia sẻ tập đoàn này đang ấp ủ một nền tảng giao dịch C2C giúp tất cả mọi người kiếm tiền từ bất động sản. Câu hỏi của doanh nghiệp này rất rõ ràng: "Làm sao để mọi người hưởng lợi?" chứ không phải "Làm sao để chúng ta hưởng lợi?".
Ông Nguyễn Đình Trung cho rằng giữa ngân hàng và bất động sản cần có sự liên kết, ngoài ra cũng cần công nghệ bán hàng giúp mọi người tham gia hoạt động ở phạm vi rộng hơn và sâu hơn trong lĩnh vực bất động sản và kể cả fintech.
-
11h55
Ông Khoa cũng đặt câu hỏi cho ông Mai Hữu Tín về bí quyết dẫn dắt công ty của cá nhân ông trong thời gian qua. Trả lời vấn đề này, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty U&I cho rằng hiệu quả vận hành mới là yếu tố quan trọng, dù công nghệ chiếm vai trò quan trọng. Tuy nhiên, từng doanh nghiệp sẽ có những cân nhắc riêng tùy vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Với riêng ông Tín, công nghệ là vấn đề chung mà tất cả các doanh nghiệp cần đầu tư. Chẳng hạn, doanh nghiệp Việt không thể cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc về các sản phẩm công nghệ. Theo ông Tín, để cạnh tranh, doanh nghiệp Việt cần ứng dụng công nghệ vào quản trị. Nếu yếu tố quan trọng trong phát triển nhân sự của ACB là sáng tạo, thì với công ty U&I, khả năng học liên tục để ứng dụng công nghệ vào vận hành là yếu tố quan trọng.
Sau phần thảo luận bàn tròn là phần trả lời câu hỏi của đại diện các doanh nghiệp cho khán giả tham dự hội thảo.
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra cho ông Huy, ACB sẽ có ước mơ gì trong thập kỷ thứ 3 của thế kỷ 21. Trả lời vấn đề này, ông Huy cho biết ước mơ lớn nhất của ông là có thể sử dụng được hết tất cả các ứng dụng của các doanh nghiệp để cung cấp tất cả sản phẩm của mình cho khách hàng, mở rộng hệ sinh thái của ACB để tạo nên sự liên thông giữa các sản phẩm tài chính và phi tài chính.
-
11h47
Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của fintech, ông Trần Thanh Hải cho rằng ở góc độ đối trọng, các ngân hàng hiện nay cũng đã chuyển mình mạnh mẽ với những bộ phận chuyên về fintech. Các công ty công nghệ có khả năng đi rất nhanh nhưng ngân hàng vẫn có những thế mạnh đặc thù liên quan pháp lý, nguồn lực. Đây vẫn sẽ là thế mạnh giúp ngân hàng thích ứng và chuyển đổi nhanh chóng.
"Ngân hàng nào có thể thích ứng nhanh, xây dựng sản phẩm liên tục trong một cơ chế linh hoạt sẽ là ngân hàng có thể đi nhanh hơn trên hành trình ứng dụng fintech", ông Trần Thanh Hải khẳng định.
Với câu chuyện này, ông Marcin Miller cho rằng sẽ có những bước tiến mới và đa dạng trong lĩnh vực fintech như chúng ta thấy với ví điện tử. Bài toán là mô hình nào sẽ bền vững nhất. Rất nhiều công ty đã nhảy vào thị trường fintech nói chung và ví điện tử nói riêng. Riêng về phương diện thanh toán điện tử, vấn đề là mô hình nào mới là mô hình bền vững. Ông Marcin Miller cho rằng ngân hàng hiện hữu sẽ phát triển thêm các bộ phận, các hoạt động, các mảng dịch vụ mới trên thế mạnh nền tảng.
Mặt khác, khung pháp lý mới cần phải được hình thành và áp dụng. Chính những ngân hàng lớn sẽ là đơn vị dẫn dắt sự chuyển đổi. Một lần nữa, ông Marcin Miller cho rằng các ngân hàng phải có một bộ giá trị rất vững vàng để sẵn sàng ứng dụng fintech hiệu quả, rộng rãi và thiết lập một văn hóa mới giúp thích ứng với công nghệ tốt hơn.
-
11h47
ACB là ngân hàng uy tín, nhưng lại ít khi xuất hiện ở các diễn đàn khu vực. Đây là câu hỏi được ông Khoa cũng đặt ra cho ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch Ngân hàng ACB.
Giải đáp vấn đề này, ông Huy cho biết trước đây ACB xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam và các diễn đàn trong khu vực. Tuy nhiên, hiện tại ACB đang tập trung phát triển các dịch vụ nội bộ cho khách hàng. Theo ông Huy, để phát triển lớn mạnh, trước khi đi quảng bá ra bên ngoài, ACB phải đáp ứng tốt khách hàng nội bộ.
-
11h41
Nối tiếp phiên thảo luận, ông Marcin Miller chia sẻ về sự dịch chuyển trong tương lai của ngành bất động sản Việt Nam và những gợi ý cho doanh nghiệp.
Đại diện McKinsey Việt Nam cho rằng có hai góc độ: đầu tiên là góc độ khá truyền thống và bảo thủ - làm thế nào để phát triển những dự án căn hộ theo cách thông thường, trong bối cảnh mới. Thực ra việc này không bị gián đoạn nhiều tại Việt Nam bởi nhu cầu luôn rất lớn trong khi nguồn cung hạn chế. Do đó doanh nghiệp chỉ cần phát triển nhiều hơn những sản phẩm chất lượng cung cấp cho thị trường. Nhìn từ góc độ đó, doanh nghiệp bất động sản Việt Nam chưa phải lo lắng nhiều. Biến động ở đây nằm ở chữ "how" làm thế nào chúng ta tiếp tục cung cấp sản phẩm cho khách hàng với chi phí tối ưu hơn và giữ được sự gắn bó của khách hàng lâu dài hơn.
Trong khi đó với ngành ngân hàng - một trong những ngành rất trưởng thành về công nghệ thông tin, ông Trần Hùng Huy cho rằng công nghệ đang thay đổi rất nhanh. Cách đây hai năm, ngân hàng chỉ mới quan tâm đến ứng dụng, go online... nhưng hiện nay việc một ngân hàng có một ứng dụng không còn là lợi thế cạnh tranh mà chỉ là một cánh cửa để các ngân hàng bước vào cuộc đua mới với AI, Big Data... Cuối cùng, điều quan trọng nhất là ngân hàng phải thấu hiểu hành vi của khách hàng. Hành vi đang thay đổi từng ngày khi họ tiếp xúc với mạng xã hội, với ứng dụng gọi xe, đặt đồ ăn nhanh, mua sắm trực tuyến... Do đó môi trường công nghệ với ngành ngân hàng cũng phải tập trung vào thị hiếu của khách hàng. Từ đó ngân hàng mới có thể ứng dụng công nghệ để làm sao giúp khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách đơn giản nhất, thông suốt, thuận tiện và không giới hạn.
-
11h37
Ông Khoa đặt câu hỏi liên quan vấn đề công nghệ cho ông Trần Thanh Hải về cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong Covid-19. Theo đó, ông Hải đánh giá trong Covid-19, mảng công nghệ đang tiến nhanh hơn. Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp đã tập trung xây dựng tất cả sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời mở rộng cơ hội cho các nhà khởi nghiệp ở Việt Nam.
Tuy nhiên cá nhân ông Hải cũng đánh giá, các doanh nghiệp Việt thời gian trước chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm, song lại quên chuẩn bị đối phó với các trường hợp khủng hoảng, trong đó Covid-19 là một ví dụ điển hình. Theo ông Hải, khi có những dòng tiền đầu tư vào công nghệ mới, các sản phẩm công nghệ của Việt Nam sẽ sớm đưa ra thị trường thế giới.
-
11h32
Với ông Marcin Miller, ông Nguyễn Văn Khoa mong muốn ông chia sẻ những đánh giá, bài học sau khi lắng nghe câu chuyện từ các doanh nghiệp Việt Nam.
Đại diện McKinsey Việt Nam cho rằng cách làm của ACB rất đáng học hỏi. Sáng tạo là giá trị cốt lõi mà mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều phải theo đuổi. Sự rõ ràng trong giá trị cốt lõi cũng là điều quan trọng. Cá nhân ông khi làm việc với các tổ chức tại Việt Nam, ai cũng hào hứng khi nói về chuyển đổi số. Quan trọng là phải thấu hiểu, rõ ràng và có một bộ giá trị để nhân viên theo sát. Điều này hầu như doanh nghiệp Việt Nam chưa có. Bộ giá trị này đảm bảo nhân viên không hiểu lầm và doanh nghiệp không dùng sai người.
Doanh nghiệp cần tận dụng những nhân tài liên quan đến chuyển đổi số và đảm bảo mọi thành viên trong tổ chức đều bám theo bộ giá trị cốt lõi này một cách thấu hiểu và rõ ràng.
Trở lại với ông Nguyễn Đình Trung, ông chia sẻ góc nhìn từ một đại gia bất động sản đối với các startup công nghệ bất động sản sẽ xuất hiện trên thị trường trong thời gian tới. Ông Trung cho rằng bất động sản là ngành mang tính bảo thủ khá cao. Lý do người Việt Nam có quan điểm rất an toàn về tài sản của họ và khó hòa nhập vào những mô hình kinh doanh mới.
Các công ty hiện nay thực tế tham gia prop-tech khá nhiều, đa số là đi từ offline sang online, đây vẫn là mô hình đơn giản. Trong khi kinh doanh truyền thống là việc kinh doanh những vật chất hiện hữu, còn kinh doanh online lại khác biệt, nó giống như chúng ta đổ một thứ chất lỏng vào môi trường online và chất lỏng này sẽ lấp đầy mọi ngóc ngách. Do đó doanh nghiệp phải chú ý rất kỹ khi tham gia môi trường này.
-
Trải nghiệm công nghệ mới trên nền tảng trực tuyến
Song song với hoạt động trực tiếp tại GEM Center, Tại không gian diễn đàn online của FPT Techday 2020, người dùng có thể theo dõi các nội dung chính của sự kiện trực tiếp tại TP HCM. Nội dung, hội thảo với các diễn giả, chuyên gia công nghệ được phát trực tiếp qua trên nền tảng của sự kiện online. Đồng thời, ban tổ chức bố trí một số trò chơi trực tuyến với nhiều qùa tặng giá trị cho người tham gia online, đây là điều không có tại sự kiện trực tiếp.
Trải nghiệm sự kiện trực tuyến tại địa chỉ: https://techday2020.fpt.com.vn/
Chỉ cần bước đăng ký nhanh chóng trong vài giây người dùng sẽ bước vào không gian ảo với các trải nghiệm công nghệ số mới mẻ tại khu hội thảo, khu triển lãm, đấu trường công nghệ, tư vấn chuyển đổi số, khu giải trí, quầy thông tin.
Tại khu triển lãm, FPT Techday 2020 phô diễn một hệ sinh thái số thông minh bao trọn tất cả lĩnh vực trong cuộc sống: giáo dục, y tế, trung điều hành số, tài chính, giao thông... với không gian 3D, cùng thuyết minh song hành, người dùng sẽ có những khám phá thú vị về lĩnh vực mà mình quan tâm.
Khu đấu trường công nghệ, với cuộc thi Đấu sĩ Coder diễn ra vòng lại từ 12/11, hiện danh sách hiển thị tổng cộng 218 "đấu sĩ" tham gia.
Chương trình tư vấn chuyển đổi là điểm nhấn trong chuỗi sự kiện tại Diễn đàn năm nay. Trên nền tảng online, hoạt động này được phát huy tối đa với phần tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp diễn ra khung giờ 8h45-11h30 và tư vấn chuyên sâu chuyển đổi số vào 13h45-16h30 chiều nay. Trong đó các chuyên gia cao cấp FPT sẽ trao đổi 1-1 với người dùng đã đặt chỗ trước.
Khu giải trí với hai trò chơi thu hút người tham gia là giải mã hành trình kỹ thuật số (khung 9h và 16h) và rút thăm trúng thưởng (8h45 và 14h40) với nhiều giải thưởng công nghệ giá trị, trong đó có 2 iPhone 12 sẽ trao cho người may mắn trong vòng quay số.
-
11h27
Ông Khoa đặt câu hỏi cho ông Tín về văn hóa giúp thành công gì cho doanh nghiệp. Ông Tín cho rằng, nếu một ai đó là con và mang gene của bạn. Với doanh nghiệp cũng vậy, văn hóa chính là bộ gene của doanh nghiệp. khi tất cả mọi người chia nhau mục tiêu, có nghĩa là cùng nhau thích ứng, cùng nhau vượt qua thử thách.
Cùng vấn đề về con người trong giai đoạn hiện tại, ông Khoa đặt câu hỏi cho ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch Ngân hàng ACB. Theo đó, ông Huy cho biết với ACB, ngay từ những ngày đầu tiên thành lập cho đến nay, ACB may mắn sở hữu được nguồn nhân lực cao với khoảng 11.000 nhân viên. Ngay trong thời điểm khó khăn trong năm 2020, mỗi cá nhân tại ACB đều nhận thức được vai trò của mình trong đóng góp vào hành trình phát triển của công ty. Theo ông Huy, ACB đã tập trung vào đúng tệp khách hàng.
Ông Khoa cũng đặt thêm câu hỏi cho ông Huy về đức tính, giá trị nào của nhân viên được đề cao nhất trong môi trường ACB. Trả lời vấn đề này, ông Huy cho rằng khả năng sáng tạo là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp này đánh giá nhân viên. Theo đó, nhiều năm qua, ACB cũng đã triển khai nhiều cuộc thi, hoạt động nội bộ để đề cao tính sáng tạo của nhân viên, từ đó chắt lọc nhân tài, hướng đến phát triển nguồn nhân lực cao trong ACB.
-
11h23
Kế đến, ông Nguyễn Văn Khoa đặt câu hỏi cho ông Mai Hữu Tín: Là một người thành công trong việc dẫn dắt, tư vấn cho các doanh nghiệp khác nhau vượt khủng hoảng, vươn đến thành công, làm thế nào để ông giúp doanh nghiệp vượt khó do Covid-19?
Ông Mai Hữu Tín cho rằng về quản trị, thông thường doanh nghiệp chỉ phải thực hiện 4 quyết định lớn: con người, chiến lược, vốn và khả năng triển khai. Mọi khó khăn của doanh nghiệp chỉ phát sinh từ một trong 4 dạng quyết định này. Biết khó khăn nằm ở đâu thì cũng đồng nghĩa biết câu trả lời.
"Con người luôn là yếu tố trung tâm giúp doanh nghiệp xác định và giải quyết vấn đề. Doanh nghiệp không thể đối xử với con người như đối xử với máy móc dù chúng ta tiến bộ đến mức nào", ông Mai Hữu Tín nói.
-
11h23
Ông Khoa còn đặt câu hỏi về vận hành nội bộ trong Covid-19 của Tập đoàn Hưng Thịnh cho ông Trung. Trả lời câu hỏi này, ông Trung cho rằng ở Hưng Thịnh, tất cả nhân viên đều có cơ hội nêu quan điểm. Trong dịch, tập đoàn này đã thực hiện những cuộc họp online, đây là cơ hội để lãnh đạo nghe nhân viên nói, khi một người nói, tất cả mọi người khác phải cùng lắng nghe, sau đó mới tranh luân.
Ông Trung còn cho biết với Hưng Thịnh, việc vận hành được thực hiện theo "4 chữ win" gồm chúng ta thắng, khách hàng thắng, đối tác thắng và cán bộ nhân viên đều thắng.
-
11h13
Thảo luận 'Khai phá năng lực, tối ưu hoạt động'
Trong phiên thảo luận, ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc Tập đoàn FPT chủ trì với các khách mời là ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty U&I, ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh, ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch Ngân hàng ACB, ông Trần Thanh Hải - Nhà khởi nghiệp công nghệ và ông Marcin Miller - Phó Tổng giám đốc Công ty tư vấn McKinsey Việt Nam.
Bắt đầu phiên thảo luận, ông Nguyễn Văn Khoa đặt câu hỏi đầu tiên cho ông Nguyễn Đình Trung: Đâu là những điểm then chốt giúp Hưng Thịnh tạo dấu ấn đặc biệt trong Covid-19? Ông Nguyễn Đình Trung khẳng định, triết lý kinh doanh của Hưng Thịnh là "thoát ra khỏi doanh nghiệp để nhìn đa chiều". Khi khách hàng sốc thì Hưng Thịnh cũng sốc và phải nghĩ cách để thấu hiểu những lo toan của khách hàng để đưa ra giải pháp.
"Tôi cho rằng khách hàng đang quan tâm rất nhiều đến bài toán an toàn tài chính. Do đó bất động sản phải ưu tiên câu chuyện an toàn vốn. Khách hàng cũng ưu tiên vấn đề sức khỏe, do đó Hưng Thịnh cũng chú trọng yếu tố này khi phát triển dự án", ông Nguyễn Đình Trung nói.
-
11h12
Ông Marcin Miller cho rằng chi phí sẽ là thử thách và cơ hội. Do đó, doanh nghiệp cần ra quyết định đúng thời điểm, xây dựng năng lực và hiểu biết về công nghệ cũng như chấp nhận học hỏi, trải nghiệm để mang lại lợi ích thu hút nhân tài cho doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần xây dựng văn hóa trải nghiệm trong công ty để mang lại thành công khi chuyển đổi số.
-
11h05
Ông Marcin Miller cũng cho rằng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm nghiêm túc đến chuyển đổi số và đây là điều doanh nghiệp cần thay đổi. Hơn 70% doanh nghiệp chưa từng chuyển đổi số đã rất vui mừng khi họ nhận được những kết quả rất đáng khích lệ. Các doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ càng ngày càng mạnh dạn hơn với những nền tảng mới và tỷ lệ hài lòng của doanh nghiệp với công nghệ cũng ngày càng cao.
Trở lại với chủ đề bình thường mới, doanh nghiệp trước hết cần thỏa mãn những nhu cầu mới của khách hàng. Kế đến doanh nghiệp phải biết cách tận dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để tăng cường, nâng cao hiệu suất vận hành và hoạt động. Những giải pháp Big Data, AI... giúp doanh nghiệp tiếp cận khoa học dữ liệu nhanh chóng hơn và đưa ra quyết định chính xác hơn.
Trong vài tháng hoặc vài năm tới, doanh nghiệp cần quan tâm nghiêm túc đến việc làm chủ dữ liệu mà doanh nghiệp sở hữu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đưa ra quyết định nhanh và không phụ thuộc vào những giải pháp mà nhà cung cấp mang đến. Doanh nghiệp cần phải chủ động làm chủ công nghệ và chủ động thay đổi những lề thói cũ.
Thế giới đang nhắc nhiều đến sự linh hoạt, đó là phẩm chất doanh nghiệp cần phải có. Phải có sự nhạy bén và linh hoạt, đừng sợ thất bại, theo ông Marcin Miller. Có thể doanh nghiệp không hình dung được kết quả nhưng phải linh hoạt, thất bại lần đầu sẽ giúp chúng ta tiếp cận thành công lớn hơn sau đó.
"Đừng ngại thử nghiệm, đừng ngại những điều mới mẻ, dù thất bại nhưng thành quả sau đó sẽ giúp doanh nghiệp tiến xa hơn rất nhiều", đại diện McKinsey Việt Nam khẳng định.
Trước tiên doanh nghiệp cần xác định nhu cầu về công nghệ của doanh nghiệp là gì, làm thế nào làm chủ công nghệ, sẵn sàng nuôi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ, xây dựng môi trường, hệ sinh thái giúp nhân tài công nghệ phát huy năng lực. Dù doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào thì cũng cần phải ứng dụng công nghệ, dù sản xuất thép, ôtô hay bán lẻ...
-
11h03
Ông Marcin Miller nhìn nhận trên thực tế chuyển đổi số sẽ diễn ra liên tục. Chẳng hạn trong giao dịch tài chính, thay vì đến ngân hàng như trước đây, khách hàng phải giao dịch qua ứng dụng (app). Hiện các doanh nghiệp đều phải đối mặt với thách thức này.
Chuyển đổi số còn cải thiện được việc vận hành nội bộ, hướng đến một tổ chức mới được vận hành theo một mô hình mới. Theo ông Marcin Miller, có nhiều doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số là trải nghiệm chắc chắn sẽ diễn ra dù có hay không đại dịch. Đồng ý với ông Trương Gia Bình về vấn đề khách hàng càng ngày càng khó tính, ông Marcin Miller cũng cho rằng công nghệ điện toán đám mây là giải pháp an toàn và được nhiều doanh nghiệp sử dụng rộng rãi.
"Hiện nay, có nhiều thay đổi về nhìn nhận của các doanh nghiệp. Trước đây, doanh nghiệp cho rằng công nghệ giúp tiết kiệm chi phí. Hiện nay, tư duy về chuyển đổi số đã thay đổi theo hướng công nghệ trở thành lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp thay đổi hình thức vận hành theo mô hình mới", ông Marcin Miller nói.
-
10h58
Năng lực của doanh nghiệp Việt Nam trong 'bình thường mới'
Ông Marcin Miller - Phó tổng giám đốc Công ty tư vấn McKinsey Việt Nam tiếp nối chương trình với phần trình bày về năng lực của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ bình thường mới. Công ty đang tư vấn cho nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số tại Việt Nam và trong khu vực.
Ông Marcin Miller bắt đầu phần trình bày bằng một biếm họa về "ai sẽ dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp", câu trả lời có ba chữ "C": CEO, CTO và Covid-19. Covid-19 đã thúc đẩy chuyển đổi số nhanh chưa từng có trong lịch sử cách mạng công nghiệp. Hành trình này thực tế đã bắt đầu từ lâu với sự xuất hiện của Internet, những thiết bị kết nối Internet (Internet kết nối vạn vật) và số lượng thiết bị IoT sẽ tăng trưởng với tốc độ chóng mặt trong tương lai.
"Việt Nam đi đầu trong Đông Nam Á ở tốc độ tăng trưởng chuyển đổi số. Có 85% người thành thị sử dụng smartphone, 65% người ở nông thôn sử dụng smartphone, tỷ lệ cao hàng đầu khu vực", ông Marcin Miller khẳng định,
-
10h53
Ông Khoa nhận định FPT đã bước đầu vượt qua được thách thức nhờ sẵn sàng về công nghệ, tiên phong trong hành trình chuyển đổi số. Tổng giám đốc Tập đoàn FPT cam kết cùng hợp tác, sáng tạo và khai phá để tạo nên những giá trị mạnh mẽ, sâu sắc hơn trong thời kỳ bình thường mới.
-
10h47
'Chuyển đổi số để xây nền móng cho tương lai'
Giám đốc Công nghệ FPT, Vũ Anh Tú khẳng định những giải pháp chuyển đổi số tập đoàn này cung cấp không phải giải quyết bài toán thực tại mà là hướng đến tương lai. -
10h46
FPT thành lập công ty thứ 8
Ông Nguyễn Văn Khoa khẳng định trong câu chuyện chuyển đổi số, điều quan trọng là phải có một phương pháp luận. Việc xây dựng phương pháp luận đã khó, việc tìm người và kiếm tiền để đầu tư cho chuyển đổi số hoàn toàn không dễ dàng.
Để giúp các doanh nghiệp đi đến tương lai chuyển đổi số với một tốc độ và sự linh hoạt, sự liên tục, sự thông minh cần thiết, FPT đã thành lập công ty thứ 8, mới nhất của tập đoàn là FPT Smart Cloud, quy tụ tất cả sức mạnh công nghệ của FPT để cung cấp và kích hoạt tính năng mới cho khách hàng chuyển đổi số thành công.
Ông Lê Hồng Việt - Giám đốc FPT Smart Cloud chia sẻ về công ty mới thành lập với mục tiêu giúp khách hàng tăng trưởng một cách liên tục, linh hoạt và thông minh. Công ty này mang đến giá trị vượt trội về hạ tầng và dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế, tận dụng lợi thế địa phương để mang đến giải pháp về hạ tầng và dịch vụ điện toán đám mây tối ưu. Ông Lê Hồng Việt cam kết dữ liệu được lưu trữ tại Việt Nam với những tiêu chuẩn bảo mật hàng đầu. Ngoài ra, công ty này mang đến phương án đầu tư thông minh nhằm tối ưu chi phí và hiệu quả từ từng đồng vốn mà doanh nghiệp chi ra.
Công ty sẽ mang đến "one-stop ecosystem" để khách hàng có thể tận dụng sức mạnh công nghệ của FPT để phục vụ cho quá trình chuyển đổi số cũng như tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.
-
10h42
Câu chuyện chuyển đổi số trong Covid-19
Ông Khoa cho biết FPT đang hợp tác cùng một doanh nghiệp lữ hành lớn nhất ở Việt Nam để giải bài toán về chuyển đổi số và phục vụ nhu cầu khách hàng. Trong Covid-19, ngành hàng không, du lịch bị ảnh hưởng rất lớn. Cụ thể, công ty lữ hành hợp tác cùng FPT đã sa thải 30% nhân viên trong dịch. Thay vì đợi chờ dịch qua đi, doanh nghiệp này đã xác định sau Covid-19, toàn bộ các hoạt động du lịch sẽ phải chuyển đổi. Bài toán đặt ra cho doanh nghiệp là tái thiết tổ chức, chuyển đổi số là vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp du lịch.
Theo đó, FPT đã hỗ trợ cùng doanh nghiệp này để giải bài toán cho doanh nghiệp qua hệ thống AI, quản trị lõi... để phục vụ mong muốn của khách hàng. Để hệ thống công nghệ thông tin cũ được phát triển trên mô hình mới, FPT đã tận dụng công nghệ giúp giảm chi phí đầu tư 20%.
-
10h40
Về trí tuệ nhân tạo, FPT đã xây dựng được những giải pháp cơ bản tập trung giải quyết một số mô phỏng giác quan con người như nghe, nói, nhìn. Đây là những bài toán cần được giải quyết của thực tại. Còn trong tương lai, FPT mong muốn xây dựng một bộ não trí tuệ nhân tạo có khả năng nhận thức, suy luận trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ những phân tích cơ bản. Từ đó, tập đoàn này tin rằng máy sẽ đi được xa hơn, nắm bắt kiến thức nhanh hơn và thao tác, xử lý như một chuyên gia, ra một quyết định gần giống quyết định của chuyên gia nhất.
Từ những nền tảng công nghệ kết nối như trên, FPT sẽ tập trung vào việc kiến trúc, tập hợp những sản phẩm FPT đã có để xây dựng một hệ thống, một nền tảng mở để cộng đồng cùng tham gia phát triển, có tính linh hoạt và tin cậy cao.
"Với nền tảng điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, khả năng bảo mật cao của blockchain, khả năng thấu hiểu của công nghệ phân tích Big Data, chúng tôi tin rằng sự hợp lực của các nền tảng này sẽ mang lại cho khách hàng giá trị mới, khả năng cạnh tranh cao hơn rất nhiều trong một thế giới không thể tính toán trước", ông Vũ Anh Tú kết lại phần trình bày.
-
10h37
Theo ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc Tập đoàn FPT, khách hàng của FPT đến từ nhiều kênh khác nhau và từ đối tác trong hệ sinh thái của FPT trên thế giới. Bài toán đặt ra cho FPT là phải xác định từng nhóm khách hàng để đưa ra giải pháp phù hợp cho từng nhóm khách hàng.
Do đó, FPT đã tạo ra giải pháp akaChain giúp định danh từng nhóm khách hàng cụ thể, xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết cho từng cá nhân. Với nền tảng này, FPT còn muốn mở rộng ra cộng đồng doanh nghiệp dựa trên tài nguyên đã có. Dự kiến trong năm 2021, akaChain sẽ ra mắt tại Việt Nam.
-
10h33
Xây dựng nền tảng công nghệ cho tương lai
Qua những kết quả mà FPT đã đạt được, doanh nghiệp này hướng đến tương lai làm sao giải quyết những vấn đề lớn hơn nữa và đặt nền móng cho tương lai. Bài toán là làm sao để cạnh tranh trên toàn cầu, cung cấp những sản phẩm mới cho khách hàng trên toàn thế giới. Tương lai của FPT sẽ được xây dựng dựa trên 6 công nghệ nền tảng. Bên cạnh đó, tập đoàn này bước đầu mang sản phẩm nghiên cứu thử nghiệm thành công cùng những đối tác hàng đầu tiên phong chuyển đổi số. Những công nghệ này sẽ nhanh chóng tạo lợi thế cạnh tranh cho khách hàng, trong môi trường kinh doanh mới.
Những công nghệ như ontology, automation, AI, blockchain, cloud... sẽ là nền tảng của doanh nghiệp trong tương lai. FPT đã cung cấp akaBot giúp doanh nghiệp tiết kiệm 80% chi phí và thời gian cho các tác vụ đơn giản. Đây là công cụ hỗ trợ tốt cho ngân hàng, doanh nghiệp bán lẻ và cả nội bộ FPT. akaBot không chỉ dừng lại ở công nghệ tự động hóa mà còn có thể đưa trí tuệ nhân tạo vào để xây dựng một mô hình tự động hóa thông minh, hướng tới mục tiêu cung cấp không chỉ một nền tảng tự động hóa mà là một giải pháp tự động hóa toàn diện các quy trình nội bộ doanh nghiệp, giải quyết từ những bài toán đơn giản như nhập liệu đến những bài toán phức tạp nhất.
-
10h30
Theo ông Lê Hồng Việt, trung tâm chăm sóc khách hàng của FPT luôn trả lời khách hàng một cách nhanh nhất, đưa đến FPT hệ thống chuyển đổi số thực hiện bằng máy (AI). Máy sẽ giúp thực hiện các cuộc hội thoại có tương tác, đến và đi, thành công 90%, giảm đến 45% chi phí, đạt 4 trên 5 điểm. Với các cuộc hội thoại phức tạp và mang yếu tố con người, hệ thống AI sẽ chuyển cho nhân viên để xử lý.
Bên cạnh những tiến bộ vượt trội về sản phẩm, FPT và các dịch vụ của tập đoàn cũng đang chuyển mình trở thành nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới. Trong năm 2020, FPT đã ký những hợp đồng trên 25 triệu USD về chuyển đổi số, quản trị hệ thống IT toàn diện. Các kỹ sư công nghệ của FPT Việt Nam cũng đã hợp tác cùng chuyên gia công nghệ FPT thế giới, sử dụng công nghệ tự động hóa để gia tăng sự khác biệt về hiệu suất, hỗ trợ tích cực cho tập đoàn trên con đường tiến ra thế giới.
-
10h26
Ông Lê Hồng Việt tiếp nối phần trình bày bằng việc chia sẻ về những sản phẩm của FPT trong những năm qua đã giúp khách hàng vượt qua thách thức, mang lại giá trị và hiệu quả lâu dài về sau, tạo đột phá năng suất lao động.
Trước hết là về sản phẩm FPT Pro giúp doanh nghiệp tự động hóa, số hóa quy trình, giảm 65% thời gian thực hiện tác vụ nội bộ, giảm 98% khi tối ưu với robot, tự động hóa được 5,4 triệu tác vụ trong thời gian qua. Đây là công cụ hỗ trợ vận hành nội bộ giúp mang lại lợi ích lâu dài cả khi Covid-19 đi qua.
Kế đến, trong bối cảnh khách hàng hạn chế tiếp xúc, FPT phối hợp các ngân hàng, công ty chứng khoán để tạo nền tảng định danh trực tuyến khách hàng (e-KYC). Ông Lê Hồng Việt cho rằng, đây là một "trò chơi đuổi bắt" với bài toán là làm sao xác định được thật - giả và trả về kết quả chính xác nhất. e-KYC của FPT giúp giảm thời gian khởi tạo tài khoản ngân hàng từ 15 phút xuống còn 5 phút và thực hiện hoàn toàn trực tuyến.
-
10h26
Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT cũng cho biết, với tất cả năng lực kể trên, FPT có khả năng chuyển đổi số cho khách hàng, mang lại trải nghiệm thông minh, tạo ra đột phá vận hành và đổi mới kinh doanh.
-
10h20
Trong thời gian qua, FPT cũng tập trung xây dựng nền tảng mới giúp đối tác duy trì hoạt động kinh doanh trong khi hạn chế di chuyển. Đó là OmniShop, "công cụ bán hàng của tương lai" giúp người dùng dễ dàng ra lệnh bằng giọng nói. Từ đó Omnishop sẽ tìm kiếm và gợi ý sản phẩm cho khách hàng thông qua màn hình TV. Như vậy, FPT thay đổi TV từ một thiết bị giải trí thành một thiết bị giúp khách hàng kết nối với thế giới, mua sắm sản phẩm yêu thích.
"Chúng tôi mong muốn nền tảng này có thể giúp tối ưu quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ đến khách hàng chỉ với một khẩu lệnh", ông Vũ Anh Tú nói.
Omnishop sau hai tháng thử nghiệm đã có 11 ngành hàng với 8.000 sản phẩm, thu hút 80.000 lượt quan tâm và hàng nghìn giao dịch đã được thực hiện. Dự kiến nền tảng này sẽ chính thức ra mắt vào năm 2021.
Đại diện FPT cũng cho biết, để kết nối Việt Nam và thế giới, doanh nghiệp hợp tác các viện nghiên cứu hàng đầu thế giới, trong đó có Viện Trí tuệ nhân tạo tại Montreal, Canada để phát triển những nền tảng, công nghệ dựa trên AI. Viện đang tư vấn cho FPT thành lập FPT AI tại Quy Nhơn (Bình Định) quy tụ các chuyên gia hàng đầu về AI tại Việt Nam. Thông qua hợp tác, tập đoàn có thể phát triển kinh doanh một hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ dựa trên công nghệ cao với các đối tác của Viện.
Để đưa sản phẩm FPT ra thế giới, tập đoàn đã thực hiện các vụ M&A mang lại sức mạnh cộng hưởng của FPT và các bên liên quan, cung cấp các dịch vụ chuyển đổi số tổng thể cho khách hàng ở nước ngoài. Vừa qua, FPT đã sáp nhập một công ty tư vấn công nghệ tại Mỹ có tốc độ phát triển hàng đầu tại quốc gia này. Thông qua sáp nhập này, FPT có thể ký các hợp đồng trăm triệu USD với các đối tác tại Mỹ và nước ngoài.
Ngoài ra FPT cũng đã mua lại một công ty về Smart Home đang phục vụ 30 triệu khách hàng tại châu Âu. Với vụ M&A này, FPT nối dài hoạt động kinh doanh ra thế giới, nâng tầm năng lực cạnh tranh.
-
10h17
Ông Vũ Anh Tú - Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT
Ông Vũ Anh Tú cho biết những kết quả trên do FPT đã luôn đầu tư, nâng cao năng lực để giải quyết các bài toán thực tiễn. Đây sẽ là kim chỉ nam cho các hoạt động sáng tạo của tập đoàn. Các hoạt động này đã giải quyết được các vấn đề của ngành nghề, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất.
Theo ông Tú, hệ sinh thái FPT được chia ra làm 5 mảng khác nhau. FPT cũng đã xây dựng nền tảng nơi các chuyên gia công nghệ của FPT xây dựng các hệ thống phức tạp. Bên cạnh đó, FPT còn có các hoạt động mua bán, sáp nhập ra thế giới. Trong đó, giải pháp eContract đã số hóa toàn bộ quy trình ký kết hợp đồng mọi lúc mọi nơi, giúp tiết kiệm 70% thời gian, chi phí. Sản phẩm được xây dựng trên nền tảng đám mây (cloud), giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng và áp dụng vào doanh nghiệp để giải quyết, khởi tạo và ký kết giao dịch trên một nền tảng duy nhất.
-
10h15
Trong mô hình làm việc tại nhà, FPT đã mang đến nền tảng MyFPT để giao việc, quản lý FPI, dự án, check-in từ xa... đảm bảo hiệu suất làm việc cho 36.000 nhân viên.
Doanh nghiệp này cũng tập trung đơn giản hóa quy trình nội bộ. Trong 32 năm qua, có rất nhiều quy trình được tạo ra. Đây là thời điểm quan trọng để rà soát để nhận ra những vấn đề đã bị bỏ qua trong hành trình tăng trưởng. Nay, doanh nghiệp này đơn giản hóa và số hóa mọi quy trình để giao việc tự động, kết nối mọi thành viên, phòng ban trên một nền tảng duy nhất giúp tự động hóa 50% tác vụ. Tỷ lệ hoàn thành công việc tăng lên 85-90%.
"Với những khởi động thông minh đó, FPT giữ được tăng trưởng ước tính trên 10% so với năm 2019, năng suất lao động tăng 10%. Đây không chỉ là kết quả của những hành động tức thời mà là kết quả của hành trình chuyển đổi số mà tập đoàn này tiên phong từ 10 năm trước", theo ông Nguyễn Văn Khoa.
-
10h12
Theo ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc Tập đoàn FPT, trong Covid-19, FPT đã khuyến khích các mô hình bán hàng, giải quyết câu chuyện bán chéo. Đặc biệt, FPT đã lập ra ban chỉ huy bán hàng chung tương tự như trong quân đôi với tốc độ nhanh nhất. Đồng thời FPT cũng đã kết nối, quy hoạch các giải pháp, tự xây dựng nhiều hệ thống bên trong để vận hàng hàng nghìn nhân viên. Mang kinh nghiệm vào các sản phẩm và đã được đối tác đón nhận. Theo ông Khoa, FPT đã tiên phong trong nhiều mô hình mới. Cụ thể, FPT đã tổ chức thành công đại hội cổ đông online, sử dụng công nghệ AI để định danh cổ đông FPT và mang giải pháp này cung cấp cho đối tác để cùng thực hiện và phát triển.
Khi giãn cách xảy ra, nhân viên FPT không đến trực tiếp với khách hàng, FPT đã áp dụng công nghệ để hỗ trợ từ xa cho khách hàng và nhận được phản hồi tích cực. Kết quả, đã có 500.000 cuộc gọi online để hỗ trợ khách hàng từ xa.
-
10h08
FPT đã chuyển toàn bộ mô hình quản trị sang chỉ huy, đây là một trong những ưu tiên cao nhất của tập đoàn. Các nhà quản lý FPT trước đây chủ yếu bàn bạc và ra quyết định. Nhưng trong Covid-19, FPT đã kích hoạt chế độ "thời chiến" và thành lập một trung tâm chỉ huy để đưa ra quyết định nhanh, có khi chỉ trong 24h.
"Chúng tôi xác định thà quyết định sai còn hơn không quyết", ông Nguyễn Văn Khoa khẳng định.
Kế đến, FPT chú trọng sự tuân thủ trong toàn tập đoàn. FPT vẫn là doanh nghiệp dân chủ cao, thoải mái tranh luận và phản biện cởi mở. Tuy nhiên song song đó, tập đoàn này đề cao sự tuân thủ. Trong Covid-19, tinh thần này được áp dụng triệt để để đảm bảo đúng tiến độ và năng suất. Lần đầu tiên, các đối tác thấy rằng Covid-19 không ảnh hưởng đến FPT. Tập đoàn này vẫn bàn giao hợp đồng thậm chí trước hạn. Các đối tác đã rất bất ngờ với năng lực của FPT.
Doanh nghiệp này cũng đảm bảo hiệu suất, năng suất lao động - yếu tố tối quan trọng, đặc biệt là khi triển khai làm việc tại nhà. Ngoài ra, FPT thay đổi mô hình bán hàng. Tập đoàn này có rất nhiều đơn vị thành viên kinh doanh các mô hình sản phẩm khác nhau.
-
10h05
Hợp lực trí thông minh con người và công nghệ
Các nhà lãnh đạo của FPT: ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc Tập đoàn FPT, ông Vũ Anh Tú - Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT và ông Lê Hồng Việt - Tổng giám đốc FPT Smart Cloud cùng trình bày "FPT đang làm gì và đã vượt qua khó khăn như thế nào".
Ông Nguyễn Văn Khoa mở đầu phần trình bày bằng câu chuyện tác động của Covid-19 đối với tâm thế của doanh nghiệp, trong đó có FPT. Tập đoàn này phải đối mặt nhiều bài toán để làm sao duy trì kinh doanh liên tục, bảo vệ người lao động và giữ cam kết với khách hàng tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu.
Đại diện FPT khẳng định "trong nguy có cơ" và toàn tập đoàn đều đào sâu tìm hiểu cơ ở đây là gì để tập trung khai thác. Năm 2019, FPT Techday cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi số. Và khi Covid-19, mọi chuyện đã thay đổi khá nhiều. Trong đó, có nhiều điểm sáng và có nhiều đối tác đã đồng hành cùng FPT để khai phá những cơ hội mới. Các doanh nghiệp có cùng suy nghĩ trong công cuộc chuyển đổi số.
-
10h02
Có 3 yếu tố cạnh tranh dẫn dắt thành công của doanh nghiệp gồm tốc độ chuyển đổi (identify), sự linh hoạt và liên tục (Strengthen), tận dụng lợi thế xung quanh về trí tuệ nhân tạo, mạng lưới, đối tác (Leverage).
Theo ông Pankaj Rathi, điều nguy hiểm nhất của thời cuộc không phải là biến động, mà là khi chúng ta vẫn vận hành theo phương thức của ngày hôm qua".
-
10h00
Bốn yếu tố quan trọng
"Tốc độ", "sự linh hoạt", "sự liên tục" và "thông minh" là ba yếu tố đóng vai trò quyết định với sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định đâu là thế mạnh để tăng tốc chuyển đổi số, chứ không phải chuyển đổi số mọi hoạt động. Trước hết cần nhận dạng lợi thế, củng cố lợi thế này bằng chuyển đổi số, và tận dụng những "đòn bẩy" từ mạng lưới đối tác, sự am hiểu khách hàng... để tối ưu hóa hiệu quả của công nghệ.
"Cái nguy hiểm nhất của thời cuộc không phải là biến động mà là việc chúng ta vẫn giữ cách làm cũ khi thời cuộc thay đổi", ông Pankaj Rathi kết lại phần trình bày.
-
9h53
Ông Pankaj Rathi muốn nhấn mạnh các doanh nghiệp hiện nay cần phá vỡ những thói quen cũ để thích ứng. Ngày trước doanh nghiệp thường tập trung vào hoặc là chi phí tốt nhất hoặc kết quả kinh doanh cao nhất, chỉ một trong hai. Trong thời kỳ mới doanh nghiệp doanh nghiệp không có lựa chọn giữa hai yếu tố mà buộc phải làm tốt cả hai, vừa đạt kết quả kinh doanh cao nhất nhưng vẫn phải có chi phí thấp hơn.
Điển hình Microsoft đang cung cấp những sản phẩm có chi phí tốt hơn như công nghệ điện toán đám mây. Họ đã mua lại LinkedIn và đưa vào các giải pháp công nghệ để giúp doanh nghiệp quản lý nhân tài hiệu quả hơn. Điều này chứng tỏ tư duy của các doanh nghiệp cần phải thay đổi và phải tỉnh táo để đặt mục tiêu tốt nhất trên mọi phương diện. Dù mục tiêu là gì, nền tảng công nghệ là yếu tố buộc phải có.
Deloitte cũng thu thập những mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp đang chống chọi với Covid-19. Theo đó, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ với một mức giá nhưng nhiều giá trị hơn cho người tiêu dùng, hoặc cùng với một giá trị nhưng giá thành thấp hơn. Đơn cử, Salesforce đang cung cấp dịch vụ với mức giá tính trên từng một giao dịch để "chẻ nhỏ" giá thành, tối ưu hóa giá trị cho khách hàng và kéo giá thành thấp nhất có thể, dễ tiếp cận nhất với người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phần cứng, sản phẩm hữu hình cũng có sự chuyển đổi tương tự. Bên cạnh sản phẩm, họ cung cấp thêm các gói sản phẩm, gói dịch vụ để tối ưu hóa giá trị cho khách hàng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ. Đây là những "lực đẩy" giúp doanh nghiệp đi ngược chiều gió và tiến lên phía trước.
Tại Việt Nam, ông Pankaj Rathi cho rằng nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi sau Covid-19 với tốc độ nhanh và diễn biến thuận lợi, dù nhiều doanh nghiệp còn khó khăn. Đại diện Deloitte khuyên doanh nghiệp cần xem xét lại mục tiêu quan trọng nhất hiện nay là gì, chọn giải pháp công nghệ phù hợp và ứng dụng nhanh nhất có thể.
-
9h53
Trong quá khứ, lợi thế cạnh tranh thường tập trung vào chi phí sản xuất tốt, kết quả kinh doanh hiệu quả, tùy vào quy mô và tập trung vào một số mặt hàng nhất định. Quy mô, nguồn và chi phí, kết quả là hai trục của các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế mới, các tập đoàn lớn không bị ảnh hưởng và bị chi phối bởi chi phí và kết quả nữa. Chẳng hạn, Apple đang muốn cạnh tranh về phần cứng. Với sản phẩm Apple Pay, họ đi theo hướng mang lại giá tốt hơn cho người tiêu dùng. Tương tự, Microsoft đang có nhiều giải pháp về hiệu quả chi phí, đưa vào hiệu quả công việc để quản lý nhân sự được tốt hơn.
Hiện nay tư duy đã thay đổi. Dù doanh nghiệp chọn mục tiêu là gì, thì nền tảng công nghệ là yếu tố phải có.
-
9h50
Khả năng chống chịu là phẩm chất quan trọng
Ông Pankaj Rathi cho rằng, thế giới đã thay đổi hoàn toàn với những thử thách xảy ra ở một cường độ và tần suất cao hơn hẳn. Covid-19 sẽ chưa phải là thử thách lớn nhất của nhân loại mà sẽ còn những thách thức hơn. Doanh nghiệp lúc đó buộc phải kiên cường và có khả năng chống chịu rất cao với biến động. "Sức bật" từ những thách thức sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn.
Ba tháng trước, khi cả thế giới đang ở cao điểm Covid-19, Deloitte đã thực hiện khảo sát với 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Công ty này phỏng vấn những CEO có kết quả khả quan hơn để biết họ lèo lái doanh nghiệp như thế nào. Kết quả, họ tập trung nghiên cứu hành vi người tiêu dùng thay đổi như thế nào trong đại dịch. Phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng công nghệ và những công cụ số sẽ không còn là một lợi thế mang tính chiến lược mà là yếu tố "bình thường và buộc phải có" trong doanh nghiệp.
Từ nền tảng công nghệ, doanh nghiệp cần xây dựng những mô hình kinh doanh đột phá để tận dụng những cơ hội mới. Các CEO tin rằng phải tăng tốc đổi mới sáng tạo mới có thể tạo lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn bình thường mới.
-
9h45
Bình thường mới đã bắt đầu. Cái mà chúng tôi đang muốn nói, chúng ta học được những gì, những công ty sẽ lèo lái như thế nào con tàu của họ. Tôi sẽ chia sẻ nhiều hơn về việc phát triển kinh doanh và tận dụng công nghệ như thế nào.
Trong đại dịch, tôi đã tổng hợp số liệu từ Ngân hàng thế giới. Chúng ta chưa bao giờ thấy tác động mạnh như bây giờ, GDP đang sụt giảm rất mạnh. Tiêu dùng của toàn dân số sụt giảm nhiều hơn, còn hơn cả sự kiện khủng bố 11/9 ở Mỹ. Tiếp đó, tỷ lệ thất nghiệp cũng cao hơn. Thế giới đang phải đối mặt với nhiều thử thách, người tiêu dùng và doanh nghiệp đang phải đối mặt với tương lai bất định.
Các nước trên thế giới đối mặt với điều này như thế nào. Trên bản đồ thế giới, các nước châu Á đang có những chỉ số tốt hơn châu Âu. Tôi nghĩ rằng các quốc gia ở châu Á đã xử lý đại dịch rất tốt. Tuy nhiên, chúng ta là một phần của toàn cầu, do đó chúng ta vẫn chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Vậy thì, những công ty thì thế nào? Trong 2 năm liên tiếp vừa qua, top 5 công ty toàn cầu đều có tài sản nằm trên công nghệ. Chẳng hạn Apple có giá trị tài sản đạt 1.000 tỷ. Amazon đã có sự tăng trưởng nhờ tận dụng không gian số và chuyển đổi số.
Chúng ta phải có sự bền bỉ và kiên trì. Các công ty hiện nay cần kiên cường trước những thách thức. Càng ngày, thử thách càng nhiều với tần suất cao hơn các thập niên trước. Covid-19 có thể không phải là thử thách lớn nhất của nhân loại.
3 tháng trước, khi thế giới ở tâm điểm Covid-19, chúng tôi đã khảo sát 500 tập đoàn hàng đầu thế giới. Kết quả cho thấy, 70% các công ty đang nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đã thay đổi và dịch chuyển như thế nào trong đại dịch.
-
9h40
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thời kỳ bình thường mới
Nối tiếp chương trình, ông Pankaj Rathi - Tổng giám đốc điều hành Công ty tư vấn Deloitte Đông Nam Á chia sẻ những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ bình thường mới. Ông Pankaj Rathi dẫn chứng những số liệu từ Ngân hàng Thế giới, chưa bao giờ thế giới gặp tác động mạnh như vậy. Covid-19 đã khiến GDP toàn cầu sụt giảm xuống dưới mức khủng hoảng tài chính năm 2009. Tiêu dùng trên toàn cầu cũng sụt giảm thấp hơn cả giai đoạn khủng tài chính và biến cố 11/9/2011 tại Mỹ.
"Thế giới đang đối mặt nhiều thách thức với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tất cả đều đang đối mặt một tương lai bất định. Niềm tin vào triển vọng kinh doanh, vào tiêu dùng... đều đang ở mức báo động", ông Pankaj Rathi nói.
Vậy các doanh nghiệp trên thế giới đang xoay sở như thế nào? Ông Pankaj Rathi cho biết, châu Á đang chống chịu tốt hơn Mỹ và các nước châu Âu. Các nước châu Á xử lý và kiểm soát đại dịch khá tốt. Có lẽ nguyên nhân là do các nước khu vực này đã quen với những thách thức và biến động.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao đều có khả năng chống chịu tốt hơn. Trong hai năm qua, các doanh nghiệp có tài sản hữu hình không còn xuất hiện trong top những doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Thay vào đó là những đại gia công nghệ như Google, Amazon... Đây cũng là những doanh nghiệp giữ được tăng trưởng mạnh trong khi thế giới đang chật vật vì Covid-19. Điểm chung của những doanh nghiệp này là sức mạnh công nghệ.
-
9h38
Mô hình văn phòng cũng sẽ thay đổi trong tương lai. Ví dụ Microsoft cho phép nhân viên làm việc hoàn toàn tại nhà và nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã theo xu hướng này.
Doanh nghiệp phải nỗ lực cung cấp sản phẩm dịch vụ vừa nhanh, vừa nhiều, vừa rẻ. Làm được nhiều hơn với chi phí thấp hơn là yêu cầu hàng đầu. Và chuyển đổi số là một lời giải. Nếu doanh nghiệp này không làm thì doanh nghiệp khác làm. Và khi đối thủ có lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp lọt vào thế khó buộc phải thay đổi.
FPT Techday 2020 là nơi để các "người hùng công nghệ" nói với thế giới biết họ đã làm gì trong thời gian qua, để giúp chính các doanh nghiệp và nền kinh tế tiếp tục phát triển với hiệu quả cao hơn. Đồng thời đây là nơi để giới công nghệ truyền cảm hứng.
"Đây không chỉ là ngày hội của FPT mà là ngày hội của công nghệ Việt Nam. Giới công nghệ có thể truyền tải ý tưởng với nhau để ra được những sản phẩm mới và khác biệt. Đây cũng là 'điểm chạm' để các trụ cột của nền kinh tế quốc gia vững vàng, từ đó đất nước mới vững mạnh", ông Trương Gia Bình khẳng định.
-
9h36
Người tiêu dùng được sinh rồi trong thời đại Internet. 65% người Việt Nam đã dùng Internet băng rộng. Thế hệ trẻ lớn lên với game. Mọi giao dịch chỉ là một cú click, một cú chạm. Doanh nghiệp cần đón đầu xu hướng này. "Người tiêu dùng không kiên nhẫn, không chung thủy, không chờ đợi, đòi hỏi được tư vấn mọi lúc mọi nơi", ông Trương Gia Bình nói.
Trong khi đó vào thời Covid-19, doanh nghiệp không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà phải hướng đến "không chạm, không tiếp xúc". Đó là một thách thức.
Kế đến, người tiêu dùng không thích dùng chung. Mọi sản phẩm dịch vụ cần được cá nhân hóa theo nhu cầu riêng của từng khách hàng.
-
9h34
Khác biệt lớn nhất hiện nay diễn ra ở người tiêu dùng. Chưa bao giờ chúng ta đối diện người tiêu dùng khó tính như vậy. Nếu trước đây người tiêu dùng rất đơn giản tin tưởng vào thương hiệu. Ngày nay người tiêu dùng không trung thành với thương hiệu một cách dễ dàng nữa. Họ không còn kiên nhẫn, không sẵn sàng chờ đợi. Họ muốn ra cửa là có xe đưa đi ngay, một cú click chuột là có phở tại bàn. Họ chỉ click khi họ tin tưởng sản phẩm này là tốt nhất và rẻ nhất.
Chưa bao giờ doanh nghiệp cần hiểu người tiêu dùng đến như vậy. Một khi làm cho người tiêu dùng không hài lòng, họ sẽ không quay lại bởi thế giới quá phong phú. Họ cần một trải nghiệm tốt xuyên suốt quá trình chứ không chỉ một "điểm chạm" đơn thuần là sản phẩm hay dịch vụ.
-
9h32
FPT Techday 2020 khai mạc
Hơn 1.000 khách tham dự là lãnh đạo các doanh nghiệp lớn, công ty tư vấn, chuyên gia công nghệ có mặt tại hội trường GEM Center cùng hàng nghìn người xem sự kiện trực tuyến.
Khai mạc diễn đàn, ông Trương Gia Bình cho biết, đây là điểm gặp gỡ của ba "nhà": nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà công nghệ. Hôm qua khi ông Nguyễn Thiện Nhân đến thăm FPT Hòa Lạc, ông nhấn mạnh sự cần thiết của sự gặp gỡ giữa ba "nhà" này.
Cuộc gặp mặt này là cần thiết bởi TP HCM đang phải quản lý ngày càng đông dân cư. Hiện nay là 9 triệu dân, mỗi năm tăng thêm một triệu người trong 5 năm; đồng thời quy mô nền kinh tế ngày càng lớn. Quy mô kinh tế của TP HCM năm ngoái bằng cả nước năm 2007 và không được tăng biên chế. Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu TP HCM cung cấp dịch vụ công để người dân tốn ít thời gian hơn, ít chi phí hơn. Đó là bài toán lớn và vấn đề mà các nhà quản lý tại TP HCM đang đối mặt.
-
9h30
Triển lãm FPT Techday 2020 phô diễn loạt công nghệ mới
Từ 8h30 ngày 19/11, hàng trăm khách thuộc giới công nghệ, kỹ sư, chuyên gia và giới trẻ đã quy tụ tại FPT Techday 2020 để tham quan và trải nghiệm loạt công nghệ mới nhất. Diễn đàn công nghệ FPT (FPT Techday 2020) đã chính thức khởi động với chủ đề "Hợp lực khai phá hiệu suất". Cùng sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, câu chuyện kiến tạo bình thường mới thông qua hợp lực đa chiều giữa con người và công nghệ sẽ được bàn luận, khai thác tại sự kiện.
Chia sẻ về chủ đề năm nay, ban tổ chức FPT Techday 2020 cho hay, trí tuệ máy cụ thể ở đây là trí tuệ nhân tạo (AI) có thể xử lý nhiều tác vụ phức tạp như hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý, dịch thuật, cung cấp các dịch vụ tự động và còn nhiều tiềm năng tiến xa hơn. Sự phối hợp giữa con người và AI mở ra một kỷ nguyên mới khi AI được hỗ trợ, đào tạo, huấn luyện bởi con người và ngược lại con người được giải phóng khỏi các tác vụ giá trị thấp để tự do sáng tạo và phối hợp thông minh với AI.
Đối với các doanh nghiệp, việc kết hợp hai nguồn lực trên giúp định hình những quy trình, tác vụ truyền thống một cách hiệu quả, từ đó gia tăng khả năng thay đổi, thích ứng linh hoạt, tạo nên những giá trị mới và kiến tạo nên các trạng thái bình thường mới.
Các chuyên gia dự đoán sự liên minh giữa con người và AI sẽ là xu hướng chủ đạo của tương lai trong hành trình chuyển đổi số. Do đó "FPT Techday 2020 - Hợp lực khai phá hiệu suất" sẽ trình diễn nhiều giải pháp, sản phẩm theo hướng này.
Cũng tại FPT Techday 2020, đấu trường công nghệ sẽ là cuộc chơi dành cho các bạn trẻ, kỹ sư, lập trình viên, đặc biệt là sinh viên công nghệ trên cả nước. Đây là một trong những hoạt động đang được chờ đón nhất bởi quy mô, tính học thuật, độ chuyên nghiệp cũng như giải thưởng lớn dành cho người chơi lên đến 200 triệu đồng.
Qua sân chơi này, FPT kỳ vọng tiếp sức cho cộng đồng công nghệ bằng việc cập nhật những xu hướng mới, tạo cơ hội cho giới trẻ khẳng định năng lực bản thân trong lĩnh vực lập trình, trí tuệ nhân tạo (AI), vận dụng các nền tảng công nghệ mới để thiết kế, xây dựng những ứng dụng giải các bài toán thực tế.
Lần đầu tiên, đấu trường công nghệ 2020 sẽ "lên mây", trong đó người chơi thi đấu 100% trên nền tảng trực tuyến duy nhất Virtual FPT Techday 2020. Đấu trường là nơi người chơi tranh tài trực tiếp với trí tuệ máy - BOT của Ban tổ chức - lẫn các "đấu sĩ" đăng ký tham gia. Thông qua đó, mỗi người chơi sẽ khẳng định tài năng lập trình, sự tập trung, chiến thuật thông minh và giành chiến thắng chung cuộc.
-
FPT Techday là sự kiện công nghệ thường niên do Tập đoàn FPT tổ chức từ năm 2013, với quy mô và tầm vóc hàng đầu tại Việt Nam. Sự kiện không chỉ quy tụ những xu hướng, công nghệ mới giúp định hình, kiến tạo tương lai đến từ các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước mà còn mang đến những bài học, kinh nghiệm và giải pháp thực tiễn giúp doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia nhanh chóng chuyển đổi sang mô hình số của tương lai.
Đây cũng là lần đầu tiên FPT Techday 2020 được diễn ra tại TP HCM, với quy mô và cách tổ chức độc đáo khi lần đầu tiên kết hợp giữa không gian trực tiếp tại GEM Center (quận 1) và sự kiện trực tuyến.
Sự kiện được tổ chức với 4 hoạt động chính: Hội thảo chuyên sâu dành cho các doanh nghiệp, cộng đồng công nghệ; Triển lãm hệ sinh thái toàn diện các sản phẩm - giải pháp chuyển đổi số; Tư vấn chuyển đổi số 1:1 cùng chuyên gia; và Đấu trường công nghệ. Trong đó, phiên Hội thảo quy tụ 20 diễn giả, chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước cùng thảo luận về chủ đề "Hợp lực khai phá hiệu suất" qua đó cung cấp cái nhìn tổng quát cho đến các bài học thực tiễn và cách thức khai thác tối đa sức mạnh hợp lực giữa con người và công nghệ.
Theo vnexpress.net
'Cần hợp lực trí thông minh con người và công nghệ'
-
Thông tin báo chí | 13-10-2020
-
Thông tin báo chí | 13-10-2020
-
Thông tin báo chí | 08-10-2020
-
Thông tin báo chí | 29-09-2020
-
Thông tin báo chí | 28-09-2020
-
Thông tin báo chí | 11-09-2020
-
Thông tin báo chí | 11-09-2020
-
Thông tin báo chí | 12-06-2020
-
Thông tin báo chí | 18-04-2020
TP.HỒ CHÍ MINH
53 Trần Quốc Thảo, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCMĐiện thoại: (028) 7307 5888
Email: [email protected]
Website: www.hungthinhcorp.com.vn
TP.HỒ CHÍ MINH
Tầng 2, khu căn hộ Saigon Mia, đường 9A khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCMĐiện thoại: (028) 7307 5888
HÀ NỘI
Tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Q. Đống Đa, TP.Hà NộiĐiện thoại: (024) 7307 6879
QUY NHƠN
Lô K20 - KDC Hưng Thịnh - Chế Lan Viên - Khu vực 3, P.Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, T.Bình ĐịnhĐiện thoại: (0256) 3535279
VŨNG TÀU
Tầng M, Chung cư Vũng Tàu Melody, số 149 Võ Thị Sáu, P.Thắng Tam, TP.Vũng Tàu, T.Bà Rịa - Vũng TàuĐiện thoại: (0254) 7305019